游客发表
发帖时间:2025-01-12 10:46:53
Những năm gần đây,ướngđicholuacuteagạoĐăbảng xếp hạng giải bóng đá hàn quốc các ngành chức năng đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong việc canh tác lúa tại xã Đăng Hà thông qua hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, việc canh tác lúa tại Đăng Hà nói riêng và Bù Đăng nói chung đang đứng trước những thách thức lớn, đó là tình trạng đất bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học… do áp dụng các biện pháp canh tác dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật kéo dài. Vì vậy, để phát huy lợi thế, tăng năng suất rất cần sự thay đổi theo hướng hữu cơ.
Với tổng sản lượng khoảng 8.000 tấn/năm nhưng lúa Đăng Hà sau khi thu hoạch, vào mùa mưa, không có thiết bị sấy khô kịp thời dẫn đến hư hao và thất thoát lớn (khoảng 11-12%). Vì vậy, trong công đoạn xử lý, bảo quản lúa sau thu hoạch tại Đăng Hà rất cần cơ giới hóa và tự động hóa để giảm thất thoát, tăng năng suất, chất lượng.
Máy sấy tĩnh vĩ ngang góp phần nâng cao chất lượng lúa Đăng Hà sau thu hoạch
Trước yêu cầu bức thiết đó, việc triển khai dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở “Ứng dụng khoa học - kỹ thuật xây dựng và phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, kết hợp bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn huyện Bù Đăng” đã mở ra hướng đi đầy triển vọng cho lúa gạo Đăng Hà. Dự án được triển khai từ tháng 10-2019 và nghiệm thu vào cuối tháng 10-2021.
Sau 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 40 mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, với quy mô 5.000m2/mô hình. Các hộ dân tham gia mô hình đều được tập huấn, hướng dẫn, theo dõi và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo hướng hữu cơ. Sau mỗi vụ thu hoạch, sản lượng lúa của mỗi mô hình đạt bình quân từ 5,5-6 tấn/ha. Riêng vụ thu - đông năm 2020 đạt năng suất trung bình 6-6,5 tấn/ha.
Điểm khác biệt của các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với sản xuất đại trà là đã sử dụng phân bón hữu cơ Trimix và chế phẩm sinh học Trichoderma để ngăn ngừa sâu bệnh gây hại, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ tham gia mô hình đều thực hiện tốt quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ dưới sự hướng dẫn, theo dõi của Ban chủ nhiệm dự án. Lúa của các hộ tham gia dự án có chất lượng cao nên đã được đơn vị thu mua ký hợp đồng bao tiêu với giá từ 5.200-6.100 đồng/kg, cao hơn giá lúa canh tác theo phương thức sản xuất đại trà từ 500-1.100 đồng/kg (lúa tươi tại ruộng).
Ngoài ra, dự án cũng đã xây dựng, theo dõi, hướng dẫn và chuyển giao thành công quy trình vận hành hệ thống lò sấy lúa tĩnh vĩ ngang công suất 15-20 tấn/mẻ cho Tổ hợp tác lúa gạo Đăng Hà. Nhờ ứng dụng hệ thống lò sấy tĩnh vĩ ngang nên lúa sau thu hoạch đã được sấy khô kịp thời, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch đã giảm còn từ 5-6% so với trước khi áp dụng (từ 11-12%). Bên cạnh đó, việc ứng dụng hệ thống lò sấy lúa tĩnh vĩ ngang đã giúp giảm công lao động, chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng lúa sau thu hoạch, nhờ đó lợi nhuận thu được cũng tăng lên.
Có thể nói dự án “Ứng dụng khoa học - kỹ thuật xây dựng và phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp bảo quản sau thu hoạch trên địa bàn huyện Bù Đăng” đã mang lại “luồng gió mát” cho người dân nghèo ở xã Đăng Hà. Dự án đã thúc đẩy hình thức sản xuất tập trung trên cánh đồng mẫu lớn. Những hộ dân tham gia dự án đã thay đổi nhận thức, tập quán canh tác cũ, từng bước tiếp cận khoa học - kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, theo hướng hữu cơ, tạo chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ hàng hóa, gắn với bao tiêu sản phẩm, có trách nhiệm với sản phẩm của mình làm ra.
Ngoài giá trị kinh tế - xã hội thì việc triển khai dự án đã góp phần cải thiện môi trường, khôi phục và duy trì hệ sinh thái, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loại thủy sinh trong ruộng lúa. Đặc biệt, kết quả dự án đã giúp xã Đăng Hà hình thành vùng chuyên canh lúa gạo sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng đến xây dựng bền vững thương hiệu “Gạo Đăng Hà” từ dự án trồng lúa theo hướng hữu cơ này.
Hương Bình
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接