【kq gh cau lac bo】Áp lực trước vụ ép mới

  发布时间:2025-01-25 21:52:19   作者:玩站小弟   我要评论
Đường tồn kho còn nhiều, vụ mía mới lại sắp bắt đầu nên sự chia sẻ, hỗ trợ của c kq gh cau lac bo。

Đường tồn kho còn nhiều,ựctrướcvụpmớkq gh cau lac bo vụ mía mới lại sắp bắt đầu nên sự chia sẻ, hỗ trợ của các ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương để giúp nhà máy đường và người trồng mía vượt qua khó khăn trong lúc này là rất cần thiết.

Đường tồn kho kỷ lục đang tạo nhiều áp lực cho các nhà máy đường trong tỉnh trước khi vào vụ ép.

Những bất cập trong tiêu thụ đường

Một trong những vấn đề lớn dẫn đến các nhà máy đường trong nước, cũng như Casuco đang gặp phải nhiều khó khăn là giá đường trên thị trường đang ở mức thấp hơn so với cùng kỳ khoảng 30% (từ 15.000 đồng/kg giảm xuống còn 11.000 đồng/kg). Dù giá thấp nhưng việc tiêu thụ đường trong thời gian qua không hề dễ dàng nên dẫn đến lượng đường tồn kho đang đạt mức kỷ lục kể từ trước đến nay. Qua thống kê sơ bộ của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến đầu tháng 7 này, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường trên cả nước đã ở mức hơn 700.000 tấn, chiếm gần 50% tổng sản lượng đường trong nước sản xuất.

Theo phân tích của các nhà máy đường, có nhiều nguyên nhân dẫn đến lượng đường đang tồn kho kỷ lục, tạo áp lực cho nhà máy trước vụ ép mới. Cụ thể, đường nhập lậu (chủ yếu của Thái Lan) qua các đường biên giới giữa Việt Nam với một số nước lân cận đã tràn lan vào Việt Nam trong thời gian qua với giá bán rẻ do trốn thuế nhập khẩu và thuế VAT, trong khi các nhà máy đường trong nước đang chịu thuế VAT là 5%. Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản thuế này thì đường lậu đang rẻ hơn đường nội địa 1.000 đồng/kg và theo ước tính thì mỗi năm có đến khoảng 500.000 tấn đường lậu nhập vào Việt Nam bán giá rẻ, chiếm 30% tổng lượng đường sản xuất trong nước, từ đó dẫn đến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh, lỗ lã. Đặc biệt, năm nay người dân Thái Lan trúng mùa mía, sản lượng đường nước này dư thừa khá lớn nên họ bán đổ bán tháo sang các nước lân cận, trong đó mạnh nhất là vào thị trường Việt Nam làm cho tình hình tiêu thụ đường trong nước bị ảnh hưởng rất mạnh.

Dù đường lậu tràn lan nhưng việc xử lý không mấy dễ dàng. Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Casuco, cho biết: Việc chống đường lậu đang gặp một vấn đề bất cập là hiện có một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy không có nhà máy sản xuất đường nhưng tỉnh vẫn cấp phép cho một số cơ sở san chiết và đóng gói đường để đi tiêu thụ trên thị trường. Do được cấp phép nên các lô đường này đều có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, từ đó gặp khó cho ngành quản lý thị trường.

Một lãnh đạo Sở Công thương tỉnh, thông tin: Tính từ năm 2017 đến nay, sở đã chỉ đạo cho chi cục quản lý thị trường thực hiện 26 cuộc kiểm tra liên quan đến đường, nhưng qua kiểm tra không phát hiện vi phạm vì các cơ sở được kiểm tra đều có chứng từ chứng minh nguồn gốc đường nên không thể xử lý được.   

Ngoài đường nhập lậu tràn lan thì một nguyên nhân khác cũng được các nhà máy đường chỉ ra là, dù lượng đường trong nước đang tồn kho kỷ lục nhưng Bộ Công thương lại cho một số doanh nghiệp tạm nhập đường giá rẻ để tái xuất sang một số nước khác. Tuy nhiên, việc kiểm soát không tốt dẫn tới đường tạm nhập chỉ tiêu thụ nội địa nên gây khó cho nhà máy đường trong nước. Bên cạnh đó, hiện Chính phủ cho nhập đường lỏng (siro) với thuế nhập khẩu bằng không và không khống chế hạn ngạch nên giá đường lỏng chỉ ở mức từ 7.000-8.000 đồng/kg. Với mức giá hấp dẫn này nên các công ty sản xuất nước giải khát và chế biến thực phẩm trong nước đang nhập khẩu chất ngọt này để thay thế đường nhằm giảm chi phí. Trong khi đó, hiện Chính phủ Thái Lan đang đánh thuế rất cao đối với mặt hàng đường lỏng này nhằm hạn chế du nhập vào thị trường Thái Lan, còn Philippines thì cấm hẳn loại đường này nhập khẩu vào nước mình.

Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Casuco, cho biết thêm: Trong hoàn cảnh ngành mía đường Việt Nam còn non trẻ và thiếu nhiều cơ chế hỗ trợ, hành lang pháp lý nhưng phải đối đầu với hội nhập quốc tế, nạn buôn lậu đường và gian lận thương mại nên doanh nghiệp chế biến đường và người trồng mía trong nước vô cùng lao đao rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương để sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn

Với lượng đường đang tồn kho ở mức kỷ lục từ trước đến nay (trong đó có Casuco), trong khi vùng mía tại Hậu Giang, nơi đang có diện tích mía lớn nhất vùng ĐBSCL (gần 10.600ha) lại phải thu hoạch sớm nhất cả nước. Theo kế hoạch của các nhà máy đường trong tỉnh, thời gian vào vụ ép của niên vụ 2018-2019 sẽ bắt đầu khoảng đầu tháng 10 tới, tức còn gần 2 tháng nữa. Vì vậy, nếu như công tác chống buôn lậu đường và gian lận thương lại đường không được ngăn chặn hiệu quả thì doanh nghiệp không thể vào vụ sản xuất được do đường tồn kho cao, nguồn vốn sản xuất không có và cây mía của nông dân Hậu Giang sẽ không có nơi tiêu thụ.

Từ vấn đề cấp bách trên, các nhà máy đường trong tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đặc biệt là Ban Chỉ đạo 389 Trung ương, Tổ 334 của Bộ Công thương cần đẩy mạnh công tác chống buôn lậu đường tại các địa phương có biên giới giáp ranh với Campuchia, nơi mà nạn buôn lậu đường đang hợp thức hóa đường lậu và nhởn nhơ thách thức pháp luật. Để công tác chống buôn lậu hiệu quả thì thiết nghĩ Chính phủ và địa phương cần xác định cây mía là cây trồng chủ lực, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo. Riêng tại Hậu Giang, cây mía đang là nguồn thu nhập chính của hơn 10.000 hộ dân và hơn 20 năm qua, bà con tại các vùng mía trong tỉnh có cuộc sống ổn định nhờ gắn bó với nghề trồng mía, nhưng hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong vụ thu hoạch tới đây. “Nếu công tác chống đường lậu hiệu quả thì với lượng đường sản xuất ra từ 400.000-500.000 tấn của các nhà máy đường ở phía Nam sẽ đủ cung ứng cho thị trường nơi đây tiêu thụ và người trồng mía sẽ an tâm sản xuất hơn”, ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Casuco, thông tin. 

Bên cạnh chống buôn lậu đường, các nhà máy đường cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành tạm hoãn việc nhập khẩu đường, kể cả việc tạm nhập tái xuất do nguồn cung trong nước đang dư thừa và gian lận thương mại phức tạp. Đồng thời, Chính phủ cần áp thuế nhập khẩu và kiểm soát hạn ngạch đối với các chất ngọt (đường lỏng) thay thế đường vì có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, qua đây khuyến khích các công ty chế biến thực phẩm và nước giải khát sử dụng đường trong nước. Đặc biệt, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chỉ đạo các ngân hàng nới lỏng tín dụng và có lãi suất ưu đãi cho ngành sản xuất mía đường vì đặc thù của ngành là sản xuất 4-6 tháng/năm nhưng phải tồn trữ đường để tiêu thụ quanh năm...

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Từ những khó khăn của doanh nghiệp đường trong tỉnh, tới đây, sở sẽ có những kiến nghị tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là giải quyết tình hình đường tồn kho để giúp doanh nghiệp vào vụ ép được thuận lợi. Trước tiên, đề nghị các nhà máy đường cần tính toán lại mức giá bán như thế nào cho hấp dẫn để dễ dàng tiếp cận doanh nghiệp khi được tỉnh giới thiệu. Bên cạnh đó, sở cũng kiến nghị UBND tỉnh, Sở Công thương tỉnh lên tiếng với Bộ Công thương thực hiện chương trình bình ổn giá đối với mặt hàng đường để doanh nghiệp không gặp áp lực về giá bán khi vào vụ ép; đồng thời đề nghị các địa phương tăng cường khuyến khích nông dân bán mía chục để giảm bớt phần nào diện tích mía khi vào vụ chính thức...

Theo kế hoạch, trong vụ ép 2018-2019 này, Casuco sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với sản lượng 1 triệu tấn mía, riêng địa bàn tỉnh Hậu Giang từ 600.000-650.000 tấn mía, với giá sàn bảo hiểm là 800 đồng/kg mía 10 chữ đường cân tại cầu cảng nhà máy và xí nghiệp đường của Casuco. Dự kiến, Casuco sẽ bắt đầu vụ ép vào đầu tháng 10 tới.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

相关文章

最新评论