Sáng 15/4,ộtrưởngBộgiai c2 bên lề cuộc giao lưu trực tuyến giữa Bộ TN-MT với người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ TN-MT bày tỏ như vậy khi trả lời PV Chất lượng Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang
Thưa Bộ trưởng, ngay trong buổi sáng, đã có hơn 700 câu hỏi được người dân và DN chuyển về chương trình đối thoại của Bộ, tính riêng câu hỏi liên quan tới lĩnh vực đất đai đã chiếm tới 85%.Ông nhận định thế nào về tỷ lệ trên?
Từ lâu, đất đai là một trong những vấn đề nóng được người dân và doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ có rất nhiều vấn đề nan giải xuất phát từ chính Luật cho tới những nghị định, thông tư hướng dẫn.
Mới đây, Luật Đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua, và sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014. Chính vì thế chúng tôi đã phải hết sức khẩn trương hoàn thành các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành ngay khi Luật mới được áp dụng. Cụ thể tới thời điểm này, tất cả văn bản thông tư hướng dẫn Luật đã được đem đi lấy ý kiến, dự định sẽ trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng hạn.
Có thể khẳng định rằng từ trước tới nay chưa có Luật nào ra đời lại ban hành văn bản hướng dẫn nhanh chóng như Luật Đất đai lần này.
Chính vì vậy, tôi hi vọng qua buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, sẽ góp phần nào đó, tuyên truyền những nội dung quy định được sửa đổi, bổ sung ngay tại Luật Đất đai mới.
Thơi gian thực hiện văn bản hướng dẫn thi hành như vậy có phải là quá gấp, liệu đảm bảo yêu cầu không thưa ông?
Tôi phải nói rõ là thời điểm xây dựng Luật đất đai đã được chuẩn bị mấy năm rồi. Song song với đó cũng là quá trình chuẩn bị xây dựng các văn bản dưới luật. Chính vì vậy, người dân hãy yên tâm vào chất lượng, bởi tất cả những vấn đề liên quan đã được nghiên cứu, tất nhiên nếu có chuyện gì không ổn sẽ được chỉnh sửa kỹ lưỡng.
Quản lý đất đai đươc cho là lĩnh vực xuất hiện nhiều tiêu cực
Luật mới ra đời có giảm được khiếu kiện khiếu nại liên quan tới đất đai hay không, thưa Bộ trưởng?
Luật Đất đai 2013 đã phải trải qua 3 kỳ họp Quốc hội thảo luận và thông qua. Dưới góc độ cơ quan xây dựng, chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng , song cũng phải thẳng thắn thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Tuy nhiên, xét về cơ bản thì Luật mới được nhận định sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan tới quyền lợi của người dân như: bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đền bù giá đất….Có thể nói đây là những lý do cơ bản dẫn tới khiếu kiện bởi chưa được giải quyết thỏa đáng trong Luật cũ.
Cùng với Luật, những thông tư hướng dẫn ban hành, hi vọng sẽ đáp ứng, thỏa mãn phần nào nguyện vọng người dân và vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Cụ thể, trong Luật Đất đai mới, Bộ trưởng có thể nói rõ quyền lợi của người dân được đề cập như thế nào, đặc biệt trong vấn đề thu hồi đất?
Luật mới cũng sẽ quy định rõ trong vấn đề sở hữu đất đai thì quyền của Nhà nước như thế nào và quyền của người dân tới đâu. Theo đó, Luật khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân và nhà nước là địa diện chủ sở hữu. Như vậy, ngoài quyền sở hữu, người dân hưởng nhiều quyền lợi như quyền được giao đất, quyền chuyển nhượng, thế chấp…
Có thể nói cuộc sống, sinh kế của người dân gắn liền với đất đai ghê gớm. Chúng ta cứ nói chung chung công nghiệp hóa cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, nhưng quá trình chuyển đối đó còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực tiễn. Chính vì vậy, vấn đề thu hồi đất của người dân cần hết sức quan tâm. Luật mới quy định chỉ áp dụng hình thức thu hồi đối với những công trình công cộng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, còn những công trình vì lợi nhuận tư nhân thì phải dựa trên cơ chế thỏa thuận đối với người dâ có đất.
Chúng ta cần nghiêm chỉnh rút kinh nghiệm trong vấn đề thu hồi đất suốt thời gia qua, hạn chế thu hồi tùy tiện, thu hồi mà không đưa vào sử dụng. Tất cả những nấn đề này tới đây sẽ được xử lý một cách thỏa đáng.
Ngoài nguyên nhân bất cập từ luật, chính sách thì trình độ quản lý cũng như tiêu cực xuất hiện trong chính cán bộ ngành tài nguyên môi trường, đã khiến những vụ việc liên quan đất đai chậm được giải quyết. Với tư cách vị “tổng tư lệnh” của ngành, Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề trên như thế nào?
Thực ra mà nói, luật, văn bản quy phạm là vậy nhưng thực thi ra sao lại phụ thuộc vào trình độ, năng lực cán bộ. Lĩnh vực đất đai là một trong nwhnxg lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới người dân nhất. Thời gian vừa qua chuyện nhũng nhiễu trong lĩnh vực đất đai được đề cập nhiều, và có lẽ đây cũng là lĩnh vực được cho là nhiều tiêu cực nhất. Đó là điều khiến tôi rất buồn.
Về phía cơ quan chủ quản. Bộ TN-MT đã ban hành quy tắc đạo đức cán bộ công chức trong ngành TN-MT. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, bất kỳ ai có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu đều phải được xử lý theo pháp luật chứ không thể có cách nào khác. Tuy nhiên việc quản lý, xử lý cán bộ lại phụ thuộc các cấp quản lý trực tiếp tại địa phương. Chính vì vậy tôi cũng yêu cầu các sở TN-MT địa phương một mặt cần cần nâng cao trình độ năng lực, mặt khác cũng nên ban hành quy chế kiểm tra giám sát chức trách thực thi cán bộ do mình quản lý.
Dù không nắm rõ số liệu cụ thể song thời gian vừa qua, các sở ngành tại các tỉnh thành phố đã xử lý rất nhiều trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ của mình để thực hiện hoạt động vi phạm pháp luật.
Phía Bộ cũng đã có trường hợp bị quy trách nhiệm, giao nộp cho cơ quan điều tra xử lý nhưng số này là không nhiều.
Vậy từ ngày đảm nhận chức vụ Bộ trưởng, ông đã bao giờ nhận được thông tin phản ánh của người dân về tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đất đai chưa?
Rất tiếc người dân chưa bao giờ chuyển thông tin này tới tôi.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Chất lượng cấp sổ đỏ có vấn đề? Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho bết: Báo cáo từ các sở TN-MT trên cả nước cho biết trên 90% nhà đã được cấp sổ đỏ. Đước biết, Bộ TN-MT cũng đã tiến hành thanh tra diện rộng liên quan vấn đề tiến độ và chất lượng cấp sổ đỏ. Vê kết quả cuộc thanh tra, ông Quang nhận định: " Báo cáo con số là vậy song chất lượng như thế nào thì còn nhiều vấn đề. Có trường hợp cấp chưa đúng hoặc trùng lắp sẽ được xử lý trong thời gian tới". |
Hoàng Vũ (thực hiện)