Công an Lạng Sơn thu giữ hơn 200 chiếc điện thoại Iphone | |
Bắt giữ 1.344 sản phẩm thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc | |
Ông Nguyễn Văn Trường được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn | |
Phóng viên,ạngSơnTíchcựchỗtrợxuấtkhẩunôngsảnhận định mc vs brentford biên tập viên Báo Hải quan xung kích, bám sát địa bàn |
Luồng ưu tiên đối với các phương tiện vận chuyển hàng nông sản XK qua cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: H.Nụ. |
Chủ động kết nối
Ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, giao thương nông sản với Trung Quốc có rất nhiều ưu thế. Hai nước có vị trí địa lý sát nhau, lại chung đường biên giới nên việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, đặc biệt phù hợp với các mặt hàng nông sản có đặc tính thời vụ cao, ưu đãi thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA) cũng như các cam kết quốc tế khác của Trung Quốc đã và đang tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị phần tại thị trường này.
Cũng theo ông Nguyễn Công Trưởng, hiện, Trung Quốc đã trở thành một thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu trong XK hàng hóa sang Trung Quốc, trong 10 năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư 8.200 tỷ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, trong đó ngân sách Trung ương cấp 2.800 tỷ đồng (chiếm 33%), ngân sách tỉnh và các DN là 5.400 tỷ đồng (chiếm 67%). Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và kho bãi tại tất cả các cửa khẩu cơ bản được đầu tư mở rộng, đáp ứng yêu cầu và rất thuận tiện cho việc XNK hàng hóa.
Bình quân một năm, kim ngạch XNK hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 5 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK đạt trên 2,5 tỷ USD, chủ yếu là hàng nông sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc. Đa số các mặt hàng này được XK qua các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam và một phần qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Chính quyền hai bên Lạng Sơn và Quảng Tây đã luôn chủ động hỗ trợ các DN trong kết nối bạn hàng và thực hiện các chính sách pháp luật về biên mậu biên giới giữa hai bên. Lạng Sơn cũng phối hợp với chính quyền Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội đàm nhằm tìm ra các giải pháp chung trong XNK hàng hóa một cách thuận tiện nhất cho DN hai bên. UBND tỉnh Lạng Sơn cũng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan của tỉnh Lạng Sơn như: Công an, Hải quan, Biên phòng, Quản lý khu kinh tế cửa khẩu tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho DN XK nông sản trong giao thương với phía Trung Quốc.
Thượng úy Hoàng Sơn Hải, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Tân Thanh (Đồn Biên phòng Tân Thanh) cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho XK hàng nông sản, nhất là vải thiều qua cửa khẩu, đơn vị đã bố trí cán bộ, chiến sĩ trực, phân luồng xe, ưu tiên xe hàng vải thiều, hoa quả tươi đi trước. Đồng thời, đơn vị luôn chủ động phối hợp với các lực lượng như: Hải quan, Trung tâm Quản lý cửa khẩu, kiểm dịch phân luồng, tạo điều kiện cho xe chở hàng vải quả XK đi qua 1 luồng riêng.
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, trong những năm gần đây, Hải quan Lạng Sơn đã chỉ đạo Chi cục Hải quan Tân Thanh tập trung nguồn lực, áp dụng giải pháp hợp lý, hỗ trợ hàng nông sản của Việt Nam XK, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang chiếm ưu thế trên thị trường như thanh long, dưa hấu, xoài và vải thiều... Và thời điểm này, Hải quan Tân Thanh cũng liên tục trao đổi với Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ động hội đàm với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để có thể xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao thương mặt hàng nông sản, hoa quả XK giữa hai bên.
Lực lượng Hải quan - Biên phòng Tân Thanh cùng với DN kiểm tra tem truy suất nguồn gốc trước khi XK. Ảnh: H.Nụ. |
Đa số nông sản xuất qua cửa khẩu Tân Thanh
Theo đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, những năm qua, lượng hoa quả tươi XK qua các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 lượng vải XK trên toàn quốc. Đặc biệt cửa khẩu phụ Tân Thanh (Việt Nam) và Pò Chài (Trung Quốc) được Chính phủ hai nước ký kết Hiệp định thương mại biên giới là cặp chợ biên giới - điểm giao thương, buôn bán nhóm hàng hoá trái cây, nông sản của hai nước. Tính riêng kim ngạch XK mặt hàng trái cây, nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch XK nông sản qua các cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.
Thống kê cho thấy, năm 2018, Hải quan Lạng Sơn đã làm thủ tục XK cho 51.000 tấn vải quả tươi và 19.000 tấn vải quả khô với trị giá trên 30 triệu USD. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 65,027 tấn vải quả tươi XK với trị giá trên 16,7 triệu USD.
Đại diện Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết, tất cả các loại hàng hóa nói chung, hoa quả tươi XK nói riêng đều được Hải quan Tân Thanh và các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được thực hiện thông quan nhanh nhất. Đối với mặt hàng vải quả tươi, hiện ngành Hải quan chỉ thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống tờ khai điện tử và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan Kiểm dịch thực vật là làm thủ tục cho phép thông quan. Do đó, thời gian thông quan 1 xe chở vải thiều chỉ mất 2 phút.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại cửa khẩu Hữu Nghị, Cốc Nam mặt hàng nông sản, hoa quả được làm thủ tục XK với số lượng tương đối lớn góp phần giải tỏa mặt hàng vải thiều khi vào chính vụ. Từ những nỗ lực trong sản xuất, XK nông sản của các thương nhân, DN và sự cố gắng của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn nên lượng nông sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số lượng và trị giá.
Để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động XK nông sản trong thời gian tới, ông Nguyễn Công Trưởng khẳng định, tỉnh Lạng Sơn cam kết luôn tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất để thu hút các DN Việt Nam và Trung Quốc đến với Lạng Sơn đầu tư sản xuất, kinh doanh, XNK hàng hóa thông qua các cửa khẩu của Lạng Sơn. Nhất là vào những cao điểm XK nông sản, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên đối thoại và phối hợp với các cấp chính quyền Quảng Tây - Trung Quốc để hai bên cùng đưa ra những cơ chế, chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thông quan hàng hóa; cử cán bộ trực 24/24 giờ để đảm bảo lưu thông hàng hóa XNK.
Bên cạnh đó, phân luồng, điều tiết, bố trí, sắp xếp hợp lý các xe chở hàng XK tại các bến bãi trong cửa khẩu và trên các tuyến quốc lộ để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, trong đó, phân luồng ưu tiên cho mặt hàng hoa quả tươi. Đồng thời, chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn, kịp thời đưa ra các giải pháp, hướng dẫn và khuyến cáo nhằm tránh rủi ro, giảm thiệt hại cho DN; kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành để có cơ chế quản lý, điều hành hoạt động XNK phù hợp hơn với thực tiễn.