【lich bóng đá ngoai hang anh】Công chức làm sai sẽ phải hoàn tiền bồi thường cho ngân sách
Sáng 20/9,ôngchứclàmsaisẽphảihoàntiềnbồithườngchongânsálich bóng đá ngoai hang anh Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTNN) (sửa đổi).
Số vụ việc được bồi thường quá ít ỏi
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, sau 6 năm triển khai Luật TNBTNN, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý, giải quyết 258 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó giải quyết được 204/258 vụ việc, với tổng số tiền nhà nước phải bồi thường là gần 111,15 tỷ đồng. Bên cạnh việc giải quyết bồi thường tại các cơ quan có trách nhiệm, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 51 vụ án dân sự về bồi thường nhà nước, đã giải quyết xong 39 vụ việc, với số tiền hơn 32,529 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (UBPL) Nguyễn Khắc Định cho biết, thực tế có rất nhiều vụ việc phải thực hiện bồi thường nhà nước nhưng chỉ xảy ra 258 vụ, một phần là do các quy định về bồi thường hiện nay chưa phù hợp, phần khác là do công tác bồi thường rất phức tạp.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Phan Thanh Bình cũng cho rằng số trường hợp được bồi thường như vậy là quá ít. “Trong 6 năm qua, vì sao chỉ có 258 trường hợp được bồi thường? Nếu người dân nhận thức được quyền được bồi thường của mình thì còn nhiều lắm. Trong 258 vụ việc này, chỉ giới hạn ở 3 lĩnh vực là hành chính (22%), tố tụng (63%), và thi hành án (15%). Nếu tố tụng chiếm 63% thì luật này phải làm rõ nội dung, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của bên tố tụng”.
Làm chặt quá, công chức sẽ chùn tay?
Đề cập đến các vụ án oan sai gây xôn xao dư luận gần đây như vụ ông Lương Ngọc Phi, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn... Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng cần phải sửa đổi toàn diện Luật Bồi thường nhà nước hiện hành. Theo bà Lê Thị Nga, cơ quan nhà nước làm oan, sai người dân thì phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại về vật chất, danh dự, nhưng qua những vụ công khai xin lỗi gần đây, dư luận cho rằng cơ quan nhà nước chỉ thực hiện lấy lệ, hình thức. Còn để được bồi thường vật chất, người bị oan, sai phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh đã chi phí bao nhiêu, thiệt hại, mà đây là vấn đề rất khó khăn, bất cập. Bên cạnh đó, “người dân bức xúc số tiền bồi thường Nhà nước bỏ ra khá lớn, nhưng trách nhiệm bồi hoàn của người làm sai thế nào ?”.
Vì tính chất phức tạp của các vụ việc về bồi thường nhà nước, nên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng các quy định về bồi thường cần được cân nhắc mở rộng từng bước. “Nếu chúng ta hạn chế bồi thường thì ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ngược lại nếu mở quá rộng sẽ làm chùn tay cán bộ, công chức, vì sau khi nhà nước thực hiện bồi thường, những người có trách nhiệm gây ra vụ việc buộc phải bồi thường phải bồi hoàn lại số tiền ngân sách nhà nước đã bồi thường cho người bị oan, sai”, bà Lê Thị Nga nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thành Long, về nguyên tắc, tất cả các công chức gây thiệt hại, khiến nhà nước phải bồi thường thì sẽ phải bồi hoàn cho nhà nước. Luật phải thiết kế để công chức, viên chức thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi giải quyết công việc, nhưng cũng không quá nặng nề để công chức chùn tay khi làm việc, nhất là liên quan đến lĩnh vực pháp lý.
Khó xác định căn cứ bồi thường
Liên quan đến việc xác định mức bồi thường, mặc dù Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể chia sẻ “cảm thấy xấu hổ khi “bớt một, thêm hai” số tiền phải bồi thường với người bị xử án oan”. Tuy nhiên, ông Lê Hữu Thể cũng cho rằng, rất khó xác định mức bồi thường thoả đáng và cần phải căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chứ không thể theo cách liệt kê của người bị oan, sai.
Theo ông Phan Thanh Bình, mặc dù về nguyên tắc việc bồi thường là qua thương lượng, tuy nhiên phải chú ý thực tế hệ thống hành chính của chúng ta, thường người dân khó tiếp xúc với cơ quan tố tụng, cơ quan quản lý nhà nước.
“Chuyện bồi thường rất khó xử lý, nặng nề. Thông thường người bị hại là người không có quyền lực, làm việc với bên gây hại là cơ quan có quyền lực. Vậy khi bị thiệt hại, sự thương lượng liệu có đảm bảo? Cần quy định làm sao để người dân có thể thương lượng với chính quyền một cách công bằng”, ông Phan Thanh Bình nói./.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- Độc đáo mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Ninh Bình
- Đồng ý cho Công ty Cổ phần Thuỷ sản N.G Việt Nam thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp tập trung
- Quý I/2021: Thu thuế xuất nhập khẩu tăng hơn 13%
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Hải quan An Giang: Kiểm soát chặt chẽ hàng hoá qua biên giới
- Ngân hàng rao bán khối nợ hơn 18.400 tỷ đồng để xử lý nợ xấu
- EVN: Không cắt điện để sửa chữa trong tháng 6
- Thắng Thái Lan 3
- Lãi suất vay mua nhà hấp dẫn, điểm cần lưu ý khi ký hồ sơ ngân hàng
- 98 thủ tục hải quan sẽ kết nối dịch vụ công quốc gia
- Facebook, Google, Microsoft đã nộp 4.518 tỷ đồng tiền thuế
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Thu ngân sách khu vực ngoài quốc doanh tăng trên 37%
- Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- Hải quan Hải Phòng thu ngân sách gần 55.000 tỷ đồng
- Tiết lộ về tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc' của Pacific Airlines
- Lo doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí, Chính phủ ra văn bản gỡ vướng
- 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- Thu ngân sách khu vực ngoài quốc doanh tăng trên 37%