Trở về địa phương sau khi chấp hành xong án phạt tù,Điecirc̉mtựacủangườitừnglầmlỗkèo inter milan sự tự ti, mặc cảm và kinh tế không ổn định là rào cản lớn nhất đối với anh Hoàng Văn Lương ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh khi hòa nhập cộng đồng. Với sự quan tâm, động viên của các ban, ngành địa phương, đặc biệt nguồn vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng được giải ngân kịp thời đã giúp anh có phương tiện đi lại và ít vốn ban đầu phục vụ buôn bán nhỏ tại địa phương.
Anh Lương cho biết: “Khi trở về hòa nhập cộng đồng, bản thân gần như tay trắng, không biết bắt đầu cuộc sống mưu sinh từ đâu. Nguồn vốn hỗ trợ không chỉ giúp giải quyết việc làm mà còn động viên rất lớn về tinh thần, giúp tôi sống tích cực hơn, phấn đấu trở thành người có ích, tập trung phát triển kinh tế gia đình”.
Người lầm lỗi được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống
Cùng với giải ngân kịp thời, những người từng lầm lỗi còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên của địa phương trong định hướng, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả lâu dài. Anh Hoàng Văn Thẹn ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh chia sẻ: “Có được nguồn vốn hỗ trợ, ban đầu tôi định chuyển đổi diện tích điều già cỗi sang trồng cây sầu riêng, nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng hơi lo. Sau khi được ban, ngành địa phương tư vấn, định hướng, gia đình quyết định trồng rau, quả lấy ngắn nuôi dài, tích lũy thêm kinh nghiệm để vụ tới triển khai xuống giống sầu riêng”.
Ông Lê Phước Lợi, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Đồi Đá cho hay: “Khi người vay có nhu cầu, chúng tôi trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu mục đích sử dụng vốn. Nguồn vốn chính sách lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài 10 năm nên phải định hướng cụ thể để người vay phát triển kinh tế hiệu quả lâu dài”.
Sau khi Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ tháng 8-2023, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Ninh đã chủ động phối hợp ngành chức năng thống kê, rà soát các đối tượng có nhu cầu tiếp cận vốn. Từ tháng 10-2023 đến nay, đơn vị đã tạo điều kiện cho 7 người chấp hành xong án tù về địa phương vay vốn với dư nợ hơn 400 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đức Phong, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Ninh chia sẻ: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp Công an huyện, UBND các xã, thị trấn rà soát, triển khai cho vay, kịp thời giải ngân đối với người đủ điều kiện. Đây là nguồn vốn rất nhân văn của Nhà nước, được xem là cứu cánh để những người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống”.