Trái phiếu bất động sản sẽ chịu nhiều kiểm soát,áiphiếudoanhnghiệptiềmẩnnhiềurủirochothịtrườngbấtđộngsảbóng đá na uy cảnh báo từ cơ quan chức năng | |
Bộ Tài chính ra chỉ thị về tăng cường giám sát, chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Tập trung xây dựng hệ thống thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ |
Nhiều DN kinh doanh BĐS huy động vốn qua phát hành trái phiếu quy mô lớn, lãi suất cao tiềm ẩn rủi ro cho thị trường. Ảnh: Internet |
Dẫn số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, Bộ Xây dựng cho biết, nhóm bất động sản hiện dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành đạt 17.211 tỷ đồng, chiếm 43,36% tổng giá trị phát hành trong quý 1/2022.
Theo Bộ Xây dựng, việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.
Những rủi ro được cơ quan này chỉ ra gồm: lượng phát hành trái phiếu lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, có trường hợp gấp 40 lần vốn chủ sở hữu; kỳ hạn phát hành ngắn (từ 3 – 5 năm) đặc biệt là đối với doanh nghiệp bất động sản huy động để triển khai dự án (thời gian triển khai dự án thường dài hơn, trên 5 năm).
Đáng chú ý là rủi ro đến từ việc tài sản đảm bảo của các trái phiếu này là các bất động sản, dự án trong khi công tác định giá tài sản đảm bảo có thể không sát với giá thực tế (định giá cao hơn giá trị thực).
Theo đó, Bộ Xây dựng kiến nghị cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Đồng thời theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.
Cùng với đó, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.