【ket qua giai argentina】Kiểm soát tín dụng đổ vào bất động sản
Do đó,ểmsoáttíndụngđổvàobấtđộngsảket qua giai argentina việc kiểm soát dòng vốn đổ vào BĐS, đặc biệt đối với phân khúc trung, cao cấp là cần thiết và cấp bách để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường.
Dòng vốn đổ vào BĐS đang giảm dần
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản nhắc nhở các ngân hàng (NH) thương mại kiểm soát tín dụng BĐS, do mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực này thời gian qua là rất lớn. Gần đây nhất có thể kể đến Văn bản số 7586/NHNN-TD của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN đã yêu cầu các NH thương mại kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, nhất là đầu tư kinh doanh BĐS thuộc phân khúc cao cấp.
Sau cảnh báo của NHNN, mặc dù tín dụng BĐS vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại rất nhiều so với năm 2015. Theo số liệu báo cáo mới nhất của NHNN, tính đến ngày 31/8/2016, tín dụng BĐS tăng 6,73%, chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành (gần 10%) và chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS của cùng kỳ năm 2015 là 13,06%.
Bình luận về việc dòng vốn cho thị trường BĐS đang giảm dần, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cảnh báo và yêu cầu của NHNN là cần thiết. Bởi, nếu các NH không kiểm soát dòng vốn vào phân khúc nhà ở cao cấp – phân khúc không xuất phát từ nhu cầu thực của người tiêu dùng, mà phần nhiều là nhu cầu đầu cơ của các nhà đầu tư thứ cấp (mục đích chính là để mua đi bán lại kiếm lời), thì thị trường sẽ dần bất ổn, hàng tồn kho tăng, khối nợ xấu BĐS đang tồn đọng ngày càng khó xử lý.
Đồng quan điểm, từ góc độ doanh nghiệp (DN), theo ông Phạm Thanh Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển BĐS Thế kỷ, việc NHNN chặt chẽ hơn trong cho vay BĐS cũng giúp thị trường sàng lọc mạnh mẽ các chủ đầu tư, DN yếu kém, không đủ năng lực tài chính, không có các hình thức đầu tư hiệu quả… từ đó giảm bớt rủi ro bất ổn cho thị trường BĐS và của các NH.
Thừa nhận những bất ổn của dòng vốn đổ vào thị trường BĐS, trong buổi làm việc với các DN BĐS mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS hiện vẫn ở giới hạn an toàn. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn tín dụng BĐS chỉ tập trung vào sản phẩm cao cấp hoặc chỉ tập trung vào một số nhà đầu tư… Những điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như các chủ đầu tư, cơ quan quản lý không kiểm soát tốt tài chính đổ vào thị trường BĐS.
Thiếu nguồn vốn trung và dài hạn
Bình luận sâu thêm về dòng vốn cho thị trường BĐS, ông Lê Hoàng Châu cho biết, ở Việt Nam, cấu trúc nguồn vốn cho BĐS hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào hai nguồn chính là từ NH và vốn huy động từ người dân, trong đó vốn đầu tư kinh doanh BĐS từ NH đóng vai trò chủ đạo (chiếm đến hơn 70%). Đây là rủi ro lớn, bởi chỉ cần NH ngừng cho vay thì DN BĐS khó để tìm kiếm nguồn vốn, trong khi huy động dòng tiền của khách hàng cũng không dễ. Điều này rất nguy hiểm cho thị trường và bất hợp lý đối với ngành cần nhiều vốn như địa ốc.
Bên cạnh đó, điểm quan trọng hơn là nguồn vốn từ NH cho BĐS lại chủ yếu là lấy vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đây là một rủi ro rất lớn về thanh khoản, đồng thời khó tạo nên một mức lãi suất trong biên độ ổn định trong một thời gian dài cung cấp cho các DN đầu tư, kinh doanh BĐS.
Đồng tình với nhận xét trên, ông Cấn Văn Lực, Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Hàm Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Trường đào tạo cán bộ BIDV cho biết thêm, bắt đầu từ ngày 1/1/2017, lộ trình hạn chế việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn bắt đầu có hiệu lực theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Theo đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 60% (được giữ như hiện tại đến 31/12/2016) xuống còn 50% (vào 1/1/2017) và giảm xuống còn 40% (vào 1/1/2018). “Quy định này sẽ ít nhiều khiến dòng vốn năm 2017 – 2018 của các NH có sự thay đổi, theo đó các NH sẽ chú trọng cho vay những chủ đầu tư uy tín, những dự án BĐS đánh giá được mức độ an toàn và có khả năng thanh khoản cao”, ông Lực nhấn mạnh.
Cũng theo khuyến nghị của ông Lực, để đa dạng các kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS, Nhà nước cần nhanh chóng thiết lập các định chế tài chính đa dạng như quỹ tín thác BĐS, quỹ đầu tư BĐS hay cơ quan cho vay thế chấp nhà ở… để tạo ra cú huých đầu tư tạo nguồn vốn phong phú cho thị trường BĐS và nâng cao tính thanh khoản của thị trường….
Thiện Trần
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Tìm thấy một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA
- ·Khi nam giới làm công tác dân số
- ·Cân nhắc các rủi ro khi vay tiêu dùng
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Ở ven hồ vẫn thiếu nước
- ·Đổ cột đường dây 500 kV Quảng Ninh
- ·Lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội 4,8% một năm
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Tăng cường các toa tàu phục vụ hành khách trong dịp nghỉ Lễ 30
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Cần nhân rộng mô hình khu lưu trú công nhân
- ·Quy định về mang thai hộ và những bất cập
- ·Già làng Nông Văn Phùng dân vận khéo
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế
- ·Đừng thu mình trong “vỏ ốc”
- ·Khó khăn dự báo thủy văn
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Vietnam Airlines bay Đà Nẵng