发布时间:2025-01-10 23:37:53 来源:Empire777 作者:La liga
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cho biết, 2021 là năm có nhiều khó khăn của kinh tế Việt Nam, với những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt dự án phải tạm dừng xây dựng,... Theo đó, các dự án bất động sản mới được cấp phép tiếp tục giảm so với năm 2020 khiến nguồn cung bất động sản, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp vẫn còn hạn chế.
Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 - 7%. |
Cụ thể, đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, cả nước có 252 dự án với 99.958 căn hộ được cấp phép (giảm 66% so với năm 2020); có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ đang được triển khai xây dựng (giảm gần 12% so với năm 2020); có 172 dự án với 24.027 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (giảm 40% so với năm 2020). Còn với dự án du lịch nghỉ dưỡng, Bộ Xây dựng cho biết, cả nước có 52 dự án với 13.554 căn hộ du lịch, có 2.280 biệt thự du lịch và 46 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép trong năm vừa qua, số lượng dự án giảm 64% so với năm 2020.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm. Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 - 7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15 - 20%; giá đất nền tăng 20 - 30% so với thời điểm cuối năm 2020.
Hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ cũng nhanh chóng hạ nhiệt sau khi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản chỉ đạo để chính quyền địa phương kịp thời đưa ra các thông báo, cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt, nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản là khó xảy ra.
Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Giám đốc nghiên cứu và phát triển (R&D) DKRA Vietnam, cũng cho rằng, ở một vài địa phương, nhu cầu giao dịch chuyển nhượng đất nền tăng so với thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội. Đó là điều dễ hiểu khi nhiều người vẫn có điều kiện và nhu cầu mua bán đất nền. Không loại trừ nhiều lý do từ tin rao hoặc thông tin do môi giới đưa ra để tạo sóng cho những người muốn thoát hàng.
Ông Hoàng cũng nhận định, khó có thể xảy ra “bong bóng” bất động sản, nhưng thị trường tăng nhiệt là có thể bởi các dấu hiệu như nguồn cung mới tiếp tục hạn chế so với nhu cầu/sức mua; gia tăng nhu cầu mua bất động sản tích trữ, bảo toàn vốn và là kênh trú ẩn tài sản trước các áp lực lạm phát, lãi suất,… Thực tế, giá đất tăng nhanh liên tục từ 2 năm nay bất chấp dịch bệnh; cùng với đó là sự thiếu minh bạch về thông tin và chưa nghiêm túc tuân thủ pháp luật của Nhà nước về kinh doanh bất động sản của các chủ đầu tư và người mua; dòng tiền đổ vào bất động sản quá lớn, nhất là vốn ngân hàng cho vay mua nhà.
Dự báo về thị trường bất động sản năm 2022, ông Nguyễn Hoàng cho rằng, đất nền các tỉnh giáp ranh/lân cận TP. Hồ Chí Minh (hoặc các tỉnh thành lớn) vẫn là kênh ưu tiên hàng đầu, mặc dù nguồn cung mới có thể sẽ không bằng những năm trước do nhiều địa phương đang rà soát và siết chặt lại việc phân lô bán nền.
Bên cạnh đó, căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Còn ở Đồng Nai và Long An, loại hình nhà gắn liền với đất (nhà phố/biệt thự/shophouse) sẽ là chủ đạo. Riêng bất động sản thuộc loại hình mặt bằng bán lẻ vẫn còn nhiều thách thức, do mức giá thuê đã quá cao từ năm 2019 về trước. Trong giai đoạn dịch bệnh và siết chặt giãn cách xã hội, xu hướng mua sắm online được đẩy mạnh, nhu cầu mặt bằng bán lẻ cũng bị hạn chế.
Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, ông Nguyễn Hoàng đánh giá sẽ tiếp tục phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch. Theo nhiều dự báo, phải đến năm 2023, ngành du lịch mới có thể quay trở lại như năm 2019 trở về trước và khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng mới sôi động trở lại. Dù vậy, một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng có thế mạnh vượt trội và tiềm năng vẫn có tín hiệu tích cực. Bất động sản hạng sang và siêu sang tại TP. Hồ Chí Minh vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi loại hình nhà ở vừa túi tiền đang ngày càng khan hiếm.
Còn ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, bất động sản vẫn là một kênh đầu tư, một nơi trú ẩn có sức hút với dòng tiền. Trong đó, đất nền vẫn là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn trong bối cảnh thị trường hiện nay. Đặc biệt, đất nền ven đô, nhất là đất có sổ đỏ, đất nền đầy đủ pháp lý vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" của thị trường bất động sản.
Theo ông Đính, các loại hình bất động sản ngày càng được đầu tư bài bản về tiện ích, cũng như không gian sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của người dùng. Song với tâm lý người Việt, đất nền vẫn được yêu thích với tiềm năng tăng giá, tích lũy tài sản và là tài sản của riêng mình.
Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho biết, thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền ở các tỉnh đang được đẩy mạnh quy hoạch phát triển nên sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trong năm tới, nhưng rất khó xuất hiện tình trạng "sốt đất". Trong năm 2022, thị trường bất động sản có thể vẫn xuất hiện một số đợt điều chỉnh giá nhà đất nhưng diễn ra không mạnh và không đột biến như các năm trước đó.
Dư nợ tín dụng bất động sản vẫn ở ngưỡng an toànTrong thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV/2021 và năm 2021 của Bộ Xây dựng, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy tính đến 30/11/2021, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 690.075 tỷ đồng (tính đến 30/9/2021 là 682.594 tỷ đồng). Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng (hiện khoảng 7%) vẫn trong ngưỡng an toàn. |
相关文章
随便看看