游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:02:37
Giải pháp chống lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu,âydựngchínhsáchquảnlýkíchthíchpháttriểnthươngmạiđiệntửquabiêngiớkết quả trận suwon gian lận thương mại và hàng giả | |
Amazon hợp tác với T&T và SHB thúc đẩy phát triển thương mại điện tử | |
Quản lý thuế thương mại điện tử: Khó chồng khó |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu tại buổi hội thảo. |
Tại hội thảo, hai nội dung chính được đưa ra tham vấn doanh nghiệp và các chuyên gia xung quanh nội dung Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XK, NK và dự thảo Nghị định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, việc xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan trên cơ sở tạo thuận lợi thương mại. Khi doanh nghiệp khai báo thông tin đầy đủ, kịp thời thì cơ quan Hải quan sẽ có cơ chế để tạo thuận lợi, thông quan hàng hóa nhanh chóng.
Chính vì vậy, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các bên tham gia hội thảo đóng góp ý kiến cụ thể trên tinh thần đó để ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu và hoàn thiện dự thảo trước khi trình các cấp.
Theo ban soạn thảo việc xây dựng cơ chế chính sách đối với hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan là cần thiết, xuất phát từ bối cảnh thực tiễn.
Số liệu công bố của Statista (Hãng nghiên cứu thị trường của Đức), năm 2018, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,269 tỷ USD và nằm trong top 6 nền thương mại điện tử có tốc độ phát triển cao nhất năm 2018. Theo đánh giá của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tại báo cáo về Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25% đển 30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.
Cùng với đó, Sách trắng về thương mại điện tử do Bộ Công thương công bố cho thấy có đến 92% người dân sử dụng điện thoại di động để truy cập internet, tăng 3% so với 2017, trong khi đó chỉ có 75% sử dụng máy tính để truy cập internet. Thời gian truy cập internet trung bình mỗi ngày phổ biến từ 3-5 tiếng với tỷ lệ 30%. Đáng chú ý tỷ lệ trên 9 tiếng tăng vọt lên 24% so với 15% năm 2017.
Trên thực tế, di động là công cụ để đặt hàng trực tuyến phố biển nhất với 81%, cộng với đó chủ yếu người dân vẫn sử dụng website thương mại điện tử (TMĐT) để mua sắm 74%, tiếp theo là mạng xã hội với 36%, giảm so với 51% năm 2017, đặc biệt tín hiệu từ thiết bị di động tăng hơn 10% lên 52% so với năm 2017.
Điều này cho thấy việc phát triển TMĐT trên nền tảng di động được coi là “mảnh đất” màu mỡ, đầy tiềm năng. Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" do Google - Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền TMĐT tăng trường nhanh nhất khu vực. TMĐT đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất và tiêu dùng mới, là động lực phát triển và lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số trong thời gian tới.
Từ thực tế đó, thương mai điện tử phát triển là tất yếu, vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định cụ thể để tạo khuôn khổ pháp lý cho các bên tham gia hoat động giao dịch thương mại điện tử được thực hiện đúng quy định, nhanh chóng, thuận lợi.
Hiện nay, chính sách quản lý hoạt động giao dịch TMĐT đã có, tuy nhiên, các quy định còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử trong thời đại 4.0.
Theo ban soạn thảo, qua nghiên cứu về thực trạng của việc quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK tại Việt Nam cho thấy hệ thống pháp luật quy định riêng cho hàng hóa XK, NK giao dịch qua TMĐT chưa có, do đó, hoạt động này đang còn gặp nhiều khó khăn đối với các bên tham gia hoạt động thương mại điện tử cũng như đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK là cần thiết, cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Trên cơ sở thực tiễn, tại dự thảo Đề án cũng như Nghị định, ban soạn thảo đã đưa ra các điều khoản cụ thể liên quan đến đối tượng điều chính; mô hình, phương thức quản lý; giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK và tổ chức thực hiện…
Tại hội thảo các bên tham gia đã đóng góp ý kiến tập trung vào dự thảo Nghị định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan về các vấn đề: Hệ thống đối với hàng hóa XK, NK giao dịch qua thương mại điện tử; cung cấp thông tin về hàng hóa XK, NK; vấn đề miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền nộp thừa, ấn định thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa XK, NK giao dịch qua thương mại điện tử; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK.
Các ý kiến tham gia đã được ban soạn thảo ghi nhận và tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, đảm bảo tính phù hợp, kích thích sự phát triển của hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK đồng thời cũng đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接