Dưới phục sức hoa lệ,ệnhlạaacutemảnhvươngtriềuphươbongdaso ty le keo những nhà trị vì nổi tiếng trong lịch sử Tây phương cũng có những nỗi khổ thầm kín luôn muốn che giấu.
Vua Louis XIV (giữa) bị một chứng bệnh khó nói, nhưng may là phẫu thuật được |
Vua Richard III (1452 - 1485) của Anh không phải là người duy nhất mắc bệnh lạ trong giới vua chúa thời xưa. Nếu ông này vừa bị gù vừa bị nhiễm giun nặng, nhiều nhân vật đầy quyền lực của các triều đại cũng phải chịu đựng những căn bệnh “tầm thường” khác.
Claudius đầy hơi
Claudius (10 trước CN - 54), hoàng đế tài ba của xứ La Mã đã dẫn đại quân xâm chiếm thành công nước Anh, lại mắc đủ thứ bệnh, và theo tin đồn, do mắc một căn bệnh nghiêm trọng vào lúc chào đời, ông bị chứng khó nghe, nói lắp và đi khập khiễng. Được biết đến với biệt dạnh “hoàng đế đầu lắc”, Claudius còn bị chứng chảy mũi dài hạn. Chưa dừng lại ở đó, ông này còn bị ám ảnh bởi tình trạng đầy hơi. Trên thực tế, hoàng đế nhiều bệnh quá lo ngại về chứng đầy hơi đến nỗi ông “lên kế hoạch ra sắc lệnh hợp pháp hóa chuyện trung tiện tại bàn ăn, dù lén lút hoặc công khai”, theo sử gia thành Rome Suetonius.
Charles V hàm hở
Charles V (1500-1558), hoàng đế của đế quốc La Mã thần thánh, vị vua đầu tiên của Tây Ban Nha lấy hiệu Charles I, đã trị vì một trong những đế quốc lớn nhất của lịch sử thế giới. Nhưng ông không thể nào ăn uống công khai trước bàn dân thiên hạ vì tình trạng dị dạng gọi là hàm Habsburg, hậu quả của một thời gian dài các cuộc hôn nhân cận huyết của hoàng tộc. Cũng như những bệnh nhân Habsburg, nhà vua có hàm dưới bạnh ra trong khi môi giống như môi thỏ. Dị tật bẩm sinh đã khiến ông hết sức chật vật trong chuyện ăn uống.
Hậu duệ xương mềm của nhà Medicis
Con cái của gia đình giàu có và đầy thế lực thống trị thời kỳ Phục hưng Florentine, tức nhà Medicis đối mặt với bệnh còi xương, một rối loạn mà ngày nay thường xảy ra ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Khi giám định di hài của một vài thành viên trong gia đình này, vốn cai trị Florence và Tuscany từ năm 1434 đến 1737, các nhà khoa học cũng đồng thời phân tích luôn 9 bộ xương trẻ em, trong số này có Filippo (1577-1582), người con thứ 7 của Francesco I và Giovanna xứ Áo, còn được biết đến với cái tên Don Filippino. Có đến 6 trong số 9 bộ xương thể hiện các dấu hiệu đặc trưng của bệnh còi xương, như tay chân vòng kiềng. Cội nguồn căn bệnh này là do nhà Medicis muốn bảo vệ con cái hết mức, nuôi dưỡng chúng theo tiêu chuẩn cao cấp nhất trong xã hội thời bấy giờ, bao gồm kéo dài tối đa thời gian bú mẹ, ít phơi nắng và bị quấn chặt trong nhiều lớp quần áo.
Elizabeth I sâu răng
Nữ hoàng Elizabeth I (1533-1603), “Nữ hoàng đồng trinh”, bị phát hiện có hàm răng vàng ố và lởm chởm, với nhiều chiếc bị mất. Được biết, bà từ chối nhổ răng hư, dẫn đến tình trạng đau đớn kéo dài cho đau răng, viêm lợi và đau dây thần kinh mặt/cổ, theo bà Alison Weir (người Anh), tác giả cuốn Elizabeth, Nữ hoàng. Bà cũng bị chứng loét tĩnh mạch ở chân, phải mất nhiều năm mới lành.
Louis XIV bị mạch lươn
Louis XIV (1638-1715), hay “Louis vĩ đại”, “Hoàng đế thái dương”, đã tận hưởng triều đại dài đến 72 năm, kỷ lục trong lịch sử châu Âu, và kèm theo đó là một danh sách dài thượt các căn bệnh. Trong số này, đáng kể nhất là bệnh mạch lươn (rò hậu môn) do thường ngồi quá lâu trên lưng ngựa, và bệnh gút. Ngự y đã tiến hành điều trị bằng cách dùng dao mổ đặc biệt để mổ sống phần mạch lươn của bệnh nhân đầy quyền lực. Theo sau ca mổ thành công, nhiều bữa tiệc tùng đã được tổ chức để vinh danh sự dũng cảm của nhà vua, cũng như kỹ thuật siêu quần của ngự y.
Napoleon bị trĩ
Theo một số học giả, chứng trĩ đã hành hạ hoàng đế nước Pháp Napoleon, gây xao nhãng và làm ông yếu hẳn trong trận Waterloo, đánh dấu sự chấm dứt của thời đại Bonaparte trong lịch sử châu Âu. Ngoài chứng bệnh này, Napoleon còn bị viêm da thần kinh, gây ngứa kinh khủng.
(Theo TNO)