【diễn biến chính leicester gặp everton】Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất loay hoay tìm nguồn nguyên liệu thay thế
Cạn kiệt nguồn nguyên liệu
Trung Quốc là “công xưởng thế giới”,ĐàNẵngDoanhnghiệpsảnxuấtloayhoaytìmnguồnnguyênliệuthaythếdiễn biến chính leicester gặp everton mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu. Covid – 19 khiến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đình trệ, kéo theo sự đình trệ cả chuỗi sản xuất.
Doanh nghiệp Dệt may dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn nhất do Covid - 19 trong khối doanh nghiệp sản xuất |
Dệt may được nhận định là chịu tác động tiêu cực nhiều nhất trong số các ngành sản xuất do nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Nguyễn Hữu Vinh – Trưởng phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty Cp Dệt may 29/3 cho biết, đơn vị nhập khẩu 40 – 50% nguyên liệu từ đối tác Trung Quốc. Doanh nghiệp vẫn có nguyên liệu dự phòng, tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này chỉ có thể duy trì đơn hàng cho hết cuối tháng 3. Dịch Covid – 19 khiến khả năng nhiều đơn hàng của doanh nghiệp đến hết tháng 6/2020 sẽ bị trễ tiến độ giao hàng.
“Ảnh hưởng nặng nhẹ ra sao phải đợi một vài tuần nữa để theo dõi diễn biến của dịch cũng như động thái của các nhà cung ứng tại Trung Quốc, khi đó mới ước lượng rõ nét được tác động của Covid – 19. Hiện doanh nghiệp đã chủ động thông báo cho các khách hàng và cũng nhận được sự chia sẻ từ phía khách hàng đối tác”, ông Vinh cho hay.
Cũng khó khăn về nguồn nguyên liệu nhưng Tổng Công ty CP Y tế Danameco lại “éo le” hơn khi là đơn vị cung cấp khẩu trang y tế bình ổn giá để phòng chống Covid – 19 nhưng lại đang đối mặt với nguy cơ không có nguyên liệu để sản xuất.
Danameco hiện sản xuất khoảng 120.000 khẩu trang y tế tiêu chuẩn (3 lớp)/ngày để cung cấp khẩu trang bình ổn giá cho Bộ Y tế, một số bộ ngành khác. Riêng TP. Đà Nẵng đã đặt hàng 1 triệu khẩu trang y tế bình ổn giá phục vụ nhu cầu phòng chống dịch của người dân thành phố (giá bình ổn 2.200 đồng/cái). Ông Võ Minh Đức – Giám đốc kinh doanh Công ty cho biết, màng lọc khuẩn là thành phần quan trọng nhất của khẩu trang y tế nhưng hiện tại đơn vị đang phải “nháo nhào” tìm kiếm đơn vị cung ứng màng lọc khuẩn vì nguồn trong kho đã gần cạn kiệt.
Theo ông Đức, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, đối tác cung ứng nguyên liệu cho đơn vị chưa thông báo ngày có thể xuất hàng cho Danameco, trong bối cảnh Trung Quốc đang cấm xuất khẩu khẩu trang y tế cũng như nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất khẩu trang y tế. Vì vậy, hiện Danameco đang phải khẩn trương tìm nguồn nguyên liệu thay thế, nhưng rất khó khăn.
“Nguyên liệu màng lọc khuẩn trong kho hiện chỉ còn có thể đủ phục vụ sản xuất đến ngày 25/2. Chúng tôi nỗ lực tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế thì thêm được 500 kg nguyên liệu nữa, cố gắng duy trì đến hết tháng 2 để xem tình hình bên phía Trung Quốc có khả quan hơn không”, ông Đức nói
Danameco đang đứng trước nguy cơ gián đoạn sản xuất khẩu trang y tế bình ổn giá do thiếu nguyên liệu màng lọc khuẩn |
Khó tìm nguồn nguyên liệu thay thế, nguy cơ mất đối tác
Dịch Covid – 19 bùng phát ngay từ thời điểm nửa cuối tháng 1/2020, nhưng do trúng Tết Nguyên đán và dịch diễn biến phức tạp ngoài dự báo của WHO nên dù các doanh nghiệp ngay khi có thông tin dịch đã chủ động có phương án dự phòng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế nhưng không hề dễ dàng.
Khó khăn lớn nhất của nguyên liệu thay thế đó là tiêu chuẩn chất lượng. Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu của Trung Quốc hoạt động chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa và là một mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các đơn vị này đảm bảo sản xuất nguyên liệu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu với giá thành thấp nhất. Điều này là rất khó tìm thấy ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết, đơn vị đang yêu cầu các nhà mua thành phẩm quay trở lại mua nguyên liệu của thị trường tại Việt Nam và ASEAN. “Tuy nhiên, sẽ có khá nhiều rào cản cho hoạt động này như giá thành nguyên liệu sẽ cao hơn trong khi chưa chắc đảm bảo được yêu cầu cung ứng số lượng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như các nhà cung ứng truyền thống từ Trung Quốc. Khách hàng mua thành phẩm đã quen và tin tưởng những nhà cung ứng tại Trung Quốc mà không chú trọng nguồn nguyên liệu tại Việt Nam”, ông Vinh nói.
Dù lạc quan là có thể tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế ở trong nước nhưng ông Mạc Văn Khoa – Giám đốc Công ty TNHH MTV Adoor Việt Nam cũng cho rằng chất lượng, tiêu chuẩn của nguyên liệu là điều ông lo lắng nhất. “Giá thành cao thì mình mua cao và bán ra thì sẽ có cao hơn một chút, nhưng mình tin khách hàng có thể thông cảm. Nhưng lo lắng lớn nhất của mình là tiêu chuẩn, chất lượng của nhà cung ứng trong nước”, ông Khoa chia sẻ.
Còn ông Võ Minh Đức cho rằng, hiện tại Việt Nam và ASEAN có rất ít doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu đầu vào của khẩu trang y tế. “Vấn đề là có tìm ra nhà cung ứng để mà mua hay không, có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng hay không”, ông Đức bày tỏ và cho biết doanh nghiệp cũng đã cập nhật được thông tin Bộ Tài chính có chính sách miễn thuế nhập khẩu các nguyên phụ liệu sản xuất khẩu trang y tế phục vụ phòng chống dịch Covid – 19, và đang nỗ lực tìm kiếm đơn vị cung ứng nguyên liệu. “Hiện đơn vị cũng đang thương thảo đàm phán với một số nhà cung ứng nguyên liệu màng lọc khuẩn, tuy nhiên chưa đi được đến kết quả cuối cùng. Chúng tôi hi vọng các buổi đàm phán sẽ có kết quả tích cực và đơn vị sẽ tranh thủ tận dụng ưu đãi miễn thuế này”, ông Đức chia sẻ.
Không chỉ khó khăn về nguyên liệu, ông Đức cho biết đơn vị cũng “đau đầu” với các đơn hàng xuất khẩu. “Các đối tác làm ăn với mình từ nhiều năm, giờ có dịch, Bộ Y tế đề nghị khẩu trang sản xuất chỉ phục vụ thị trường trong nước và doanh nghiệp cũng đồng tình cùng cả nước phòng chống dịch, nhưng cũng đồng nghĩa với việc “bội tín” với đối tác”, ông Đức trăn trở và cho biết hiện khó khăn này của đơn vị đã phần nào được giải quyết.
Về lâu dài, Covid - 19 chắc chắn sẽ làm gián đoạn nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp mất đối tác |
Cơ hội để phát huy lợi thế thị trường trong nước
Dù khá nhiều khó khăn, tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng cho rằng “trong nguy có cơ”, và dịch Covid – 19 cũng là cơ hội để các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước phát huy lợi thế của mình. “Covid – 19 là cơ hội để các nhà mua thành phẩm thay đổi nhà cung ứng, là cơ hội để thay đổi nhà cung ứng không quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Dù điều này phải được các khách hàng đồng ý, nhưng đó cũng là phép thử để các nhà cung ứng tại Việt Nam chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn”, ông Nguyễn Hữu Vinh nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Minh Đức cũng cho rằng đây là cơ hội để ngành sản xuất nguyên liệu nói chung, nguyên liệu khẩu trang y tế nói riêng tại Việt Nam “chuyển mình”. “Dịch bệnh không phải chỉ xảy ra một lần. Về lâu dài, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch tổng thể vùng sản xuất nguyên liệu khẩu trang trong nước, vừa phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nhưng vừa chủ động hơn khi xảy ra các sự cố như Covid – 19”, ông Đức đề xuất.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ chào cờ đầu năm mới Quý Mão tại Bộ CHQS tỉnh
- ·30 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam và Qatar
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 2/1
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Đặng Văn Lâm được thầy Park dặn dò trước trận bán kết AFF Cup
- ·Công an phá ổ nhóm cho vay nặng lãi quay video để “khống chế” con nợ
- ·HLV Indonesia hẹn đấu Việt Nam ở bán kết AFF Cup 2022
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Quý II năm ngoái lỗ nặng, năm nay DLG thoát lỗ trong gang tấc
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·“Bà trùm” đứng sau vụ mua bán vũ khí “khủng” ở Kiên Giang là ai?
- ·HLV Nhật Bản tiếc vì không thắng tuyển Việt Nam
- ·Hai nhà đầu tư bị phạt do báo cáo không đúng thời hạn
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Chỉ thị số 03: Góp sức trồng 1 tỷ cây xanh, vì một Việt Nam xanh
- ·Công an Phú Yên thông tin vụ việc đối tượng tự sát khi đang tạm giữ hình sự
- ·Khối ngoại mua ròng hơn 300 tỷ đồng trên HNX trong tháng 7
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Trên 280 doanh nghiệp chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành