当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch thi đấu bóng đá ngoại】Khu di tích Bạch Đằng Giang đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia

Tới dự buổi Lễ có ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị,íchBạchĐằngGiangđónbằngxếphạngDitíchQuốlịch thi đấu bóng đá ngoại Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng và các tỉnh, thành phố bạncùng các nhà khoa học, khảo cổ học tiêu biểu của Việt Nam.

Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang nằm ở thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Khu di tích Bạch Đằng Giang là quần thể kiến trúc tâm linh mang giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với những trận thủy chiến bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử với những chiến công oanh liệt của Đức Vương Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Quần thể khu di tích bao gồm: Linh Từ Tràng Kênh, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền thờ Đức vương Ngô Quyền, Đền thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Đền thờ Mẫu, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trúc Lâm tự Tràng Kênh, Quảng Trường chiến thắng Bạch Đằng, văn bia, nhà trưng bày và mô hình Bãi cọc trên sông Bạch Đằng.

Quảng trường chiến thắng Bạch Đằng thuộc Khu Di tích Bạch Đằng Giang. Ảnh: Hồng Phong.

Khu di tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm trong cả nước thực hiện tiêu chí 3 không: không thương mại, không buôn bán hàng quán tại khu di tích; không thu bất kỳ một loại phí nào khi du khách vào tham quan, kể cả phí gửi xe; không rác thải, khu di tích luôn luôn được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ.

Phát biểu khai mạc buổi lễ đón nhận, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh việc thành phố đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang đã thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng dân tộc đã có công lớn trong các trận chiến trên sông Bạch Đằng. Đồng thời, khẳng định tiềm năng và trí tuệ của con người Việt Nam, những giá trị nổi bật của các trận thắng trên sông Bạch Đằng đối với lịch sử nước ta và thế giới. Bên cạnh đó, giới thiệu và quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế những giá trị văn hoá tiêu biểu, độc đáo của di tích Quốc gia Bạch Đằng Giang; của một Hải Phòng với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, đang vươn mình mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như mục tiêu, định hướng mà Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ thành phố và Nghị quyết XIII của Đảng đề ra.

Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu khai mạc buổi Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

“Trải qua gần 20 năm liên tục được bồi đắp và hoàn thiện bằng nguồn lực xã hội hóa, từ tấm lòng của nhân dân thành phố và nhân dân cả nước, Khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hoàn thành với quy mô như ngày hôm nay. Các đền thờ ba vị anh hùng dân tộc gắn liền với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng đều là những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, việc phát hiện các bãi cọc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 tại thôn Cao Quỳ (xã Liên Khê) và thôn Đầm Thượng (xã Lại Xuân), huyện Thủy Nguyên càng khẳng định thêm giá trị lịch sử quý giá của Khu di tích”, ông Thành chia sẻ.

Với ý nghĩa và tầm vóc lịch sử to lớn của Khu di tích Bạch Đằng Giang, ngày 04/11/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3229/QĐ-BVHTTDL về Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ VHTTDL

Theo đó, lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia của Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang đã được diễn ra vào 20 giờ ngày 02/01.

Sau lễ đón nhận là chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi với chủ đề “Hào khí Bạch Đằng Giang” được dàn dựng công phu, có sự tham gia của hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ các đoàn nghệ thuật trong cả nước. Chương trình gồm 3 phần, mỗi phần là hoạt cảnh và các ca khúc mang âm hưởng hào hùng, nhằm tái hiện 3 chiến thắng lẫy lừng trên dòng sông Bạch Đằng, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc. Phần 1 là hoạt cảnh tái hiện chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938, Đức Vương Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài của dân tộc ta. Phần 2 tái hiện chiến thắng Bạch Đằng năm 981 của tướng quân Lê Hoàn, là chiến công của sự kết hợp mưu trí và sức mạnh đoàn kết, tiêu diệt quân Tống xâm lược. Phần 3 tái hiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt, chôn vùi mộng bá chủ toàn cầu của đế quốc Nguyên Mông thế kỷ thứ 13; là đỉnh cao tài năng quân sự của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, biểu hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự hy sinh và những đóng góp to lớn của nhân dân.

Chương trình nghệ thuật “Hào khí Bạch Đằng Giang”

Trước đó, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Phòng, trong chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, các đoàn nghệ thuật của thành phố tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân với các vở diễn: Hào khí Bạch Đằng Giang, Đức vương Ngô Quyền, Hoàng đế Tiền Lê, Tướng quân Phạm Ngũ Lão và chương trình ca múa nhạc “Âm vang Bạch Đằng Giang” theo đề án sân khấu truyền hình.

Đồng thời, tổ chức trưng bày triển lãm về các trận thắng trên sông Bạch Đằng tại Quảng trường Nhà hát thành phố và tại Khu di tích Bạch Đằng Giang từ ngày 30/12/2020 đến hết ngày 05/01/2021.

分享到: