Việc gián đoạn trong cung cấp các vắcxin trên đã gây bức xúc trong dư luận,ênnhânvắcxindịchvụtrởnênkhanhiếmtrongnătrục tiep bong da bởi hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh lùi lịch tiêm chủng của trẻ, với tâm lý cố chờ đến khi có vắcxin dịch vụ. Sự chậm trễ này có thể tạo nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở các khu vực này trong khi các vắcxin phòng các bệnh tương tự trong chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được Bộ Y tế bảo đảm đầy đủ.
Phóng viên VietnamPlusđã có cuộc trao đổi với phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này.
Vắcxin dịch vụ: Cung không đủ cầu
- Ông có thể cho biết rõ hơn về cơ chế cung cấp của vắcxin dịch vụ hiện nay?
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu:Vắcxin cung cấp dịch vụ có đặc điểm là cung cầu theo cơ chế thị trường, nhu cầu của người dân và nhà cung cấp.
Còn vắcxin trong trình tiêm chủng mở rộng nhà nước đảm bảo nguồn cung và được tiêm miễn phí cho toàn bộ trẻ em. Theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm thì trẻ em bắt buộc phải tiêm vắcxin phòng bệnh. Những vắcxin trong trình tiêm chủng mở rộng rất cơ bản, nằm trong kế hoạch cung cầu của nhà nước để phục vụ cho trẻ em.
Hiện nay, với một số loại vắcxin tiêm chủng dịch vụ như vắcxin 6 trong 1 và 5 trong 1 cũng có những vắcxin tương ứng với vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng bệnh bạch hầu ho gà, uốn ván tương ứng là vắcxin Quinvaxem.
Ngoài ra có những vắcxin dịch vụ mà trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhà nước chưa có như vắcxin phòng bệnh thủy đậu, quai bị, dại…
- Ông có thể cho biết nguyên nhân tại sao trong năm 2015 việc cung ứng vắcxin dịch vụ lại trở nên khó khăn hơn?
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu:Vừa qua có hiện tượng thiếu vắcxin cung cấp dịch vụ là do nhà cung cấp sản xuất không cung ứng đủ, đặc biệt thiếu tập trung nhiều nhất là vắcxin 5 trong 1 và 6 trong 1. Nguyên nhân là do nhà sản xuất thay đổi dây chuyền sản xuất, lô sản xuất bị hỏng… dẫn tới hiện tượng thiếu vắcxin.
Năm 2015 chúng tôi đã có thu thập về cơ bản tình trạng vắcxin như dại, thủy đậu có thể cung cấp tương ứng hoặc hơn năm 2014 nhưng vắcxin 6 trong 1 chỉ có khoảng 30.000 liều. Trong khi năm ngoái là 300.000 liều. Như vậy, số lượng vắcxin 6 trong 1 của dịch vụ chỉ bằng 1/10 của năm 2014. Thứ hai là vắcxin Pentaxim 5 trong 1 tương đương. Tổng cộng hai loại vắcxin này của các nhà cung cấp dịch vụ nhập về chỉ khoảng trên 300.000 liều, trong khi đó mỗi trẻ phải tiêm 3 liều vào lúc 2,3,4 tháng tuổi. Như vậy, với số lượng trên, vắcxin dịch vụ sẽ cung ứng được cho tổng cộng chỉ có 100.000 trẻ cho hai loại vắcxin trên. Một số lượng vô cùng nhỏ so với tổng số trẻ em trên toàn quốc phải tiêm chủng.