【ket qua kawasaki】Ký sự tốc hành sáp nhập Chi cục thuế

Trung ương đã có Nghị quyết,ýsựtốchànhsápnhậpChicụcthuếket qua kawasaki Bộ Tài chính đã có kế hoạch sáp nhập giảm các đơn vị đầu mối quản lý thuế, là “Đại tá sắp cáo lão về quê” – như cách gọi đùa của anh em thân tình đối với một Phó Cục trưởng như tôi - nhưng vẫn thấy hồi hộp chờ đợi như thể “sắp đến giờ Giao thừa đón Tết” thuở xưa.

pu mat
Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh TL minh họa

Nhận kế hoạch thăm và làm việc của Lãnh đạo Tổng cục với Cục Thuế Nghệ An tương đối bất ngờ và khá “nhạy cảm” trong bối cảnh hiện nay. Toàn thể Ban Lãnh đạo Cục thuế ra sân bay đón Đoàn trong tâm trạng vừa mừng vừa băn khoăn.

Mừng bởi vì được đón đồng chí Lãnh đạo Tổng cục (Phó Tổng cục trưởng Phi Vân Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác) -là người anh, người thầy, người bạn và là một vị “Trung tướng” theo cách gọi thân mật mà chúng tôi kính trọng và tin yêu.

Còn băn khoăn là vì thời gian ông làm việc chỉ vỏn vẹn 24h mà có lịch dày đặc: Làm việc với Tỉnh ủy, làm việc với lãnh đạo Cục và các chi cục liên quan; rồi đi thăm và làm việc theo cách “chọn mẫu” với thường trực huyện ủy, UBND hai huyện miền tây xứ Nghệ.

Trên xe đón đoàn từ sân bay Vinh về khách sạn và vài câu chuyện sau bữa ăn tối, thật tài tình “Trung tướng” đã làm cho anh em chúng tôi phấn khích, quyết tâm và mong muốn sớm được thực hiện phương án sáp nhập, giảm biên…

Sáng sớm, chúng tôi tháp tùng “Trung tướng” và đoàn công tác đến Tỉnh ủy Nghệ An làm việc đến 9h20. Từ 9h30 đến 11h00 làm việc với tập thể lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Cục thuế Nghệ An. Chỉ trong mấy giờ làm việc, vị “Trung tướng” đã truyền tải, lắng nghe vướng mắc khó khăn, giải đáp, thuyết phục được tất cả các vị lãnh đạo chuyên làm công tác Đảng, công tác Tổ chức cán bộ của tỉnh và cán bộ chủ chốt của ngành Thuế Nghệ An.

Một phương án đặc biệt theo “mô hình Nhật Bản” được mọi người nhắc đến đó là: Sáp nhập 21 chi cục thuế các huyện, thị xã và thành phố thành 5 chi cục thuế vùng theo địa giới hành chính các Phủ thời Tây. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ “Trung tướng” vẫn chỉ đạo sáp nhập có lộ trình phù hợp: Trước mắt, tạm nhập theo hướng 2 đến 3 chi cục gộp thành một, đến năm 2020 giảm còn phân nửa chi cục so với hiện tại...

Theo kế hoạch định trước, hết giờ buổi sáng không kịp ăn cơm ở Thành phố Vinh, anh em chúng tôi tức tốc lên xe ô tô hành quân đi ngay để kịp làm việc buổi chiều với lãnh đạo 2 huyện miền núi Nghệ An là Con Cuông và Anh Sơn.

Hào hứng, vì đã lâu chưa quay lại Vườn Quốc gia Phù Mát - “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” - địa danh lịch sử được Nguyễn Trãi nhắc tên trong “Bình Ngô đại cáo”. Tỏ ra am hiểu và mến yêu, tôi dành những mỹ từ đẹp nhất như một hướng dẫn viên du lịch để diễn tả cho đoàn công tác biết về miền Trà Lân. Nơi đó, trong ký ức của tôi là một vùng non xanh, nước biếc như tranh họa đồ, nơi có những cánh rừng nguyên sinh, có những thác nước đẹp như tiên cảnh, nơi có nhiều dân tộc sinh sống sung túc, yên vui…

Tôi kể nhiều chuyện như huyền thoại về dân tộc Đan Lai thiểu số ban đêm chống cành cây ngủ ngồi quanh bếp lửa, không cần giường vì không biết ngủ nằm… duy nhất có ở Pù Mát, họ ở trong những cánh rừng không có phương tiện giao thông nào đến được, ngoại trừ những chiếc xuồng độc mộc. Nơi ở của họ chỉ cách trung tâm phố huyện dăm chục cây số mà như hai nền văn minh cách biệt nhau ngàn năm. Nơi đó, người dân chỉ săn bắn, hái lượm sản vật của rừng để sống chứ không cần áp dụng cái gọi là khoa học kỹ thuật của thế giới chúng ta nhưng nhờ có họ nên còn rừng quốc gia Pù Mát.

Để mọi người đỡ mệt và chịu khó nhịn đói chạy hơn 120km đến vùng “sơn địa”, tôi giới thiệu với đoàn về các món đặc sản rất riêng có ở nơi đây, như “móng đất Sơn dương hầm”, “sườn non lợn rừng ”, “cá suối sông Giăng”, “tôm khe lột vỏ”, “baba núi”… Mặc dù chỉ giúp cho cả đoàn thưởng thức trong tưởng tượng viễn cảnh cảnh đẹp, người xinh, món ăn mê hoặc lòng người… như vậy, nhưng đến nơi cả đoàn đã không có ai bị say xe…

Mặc dù có nhiều năm lăn lộn ở vùng đất này, cũng được coi là “người nhà”, là “người trong cuộc”, nhưng trong chuyến đi này với đoàn công tác của Tổng cục, bản thân tôi cũng chứng kiến rất nhiều câu chuyện mới và thú vị.

1- Chuyện ăn…

Đây là câu chuyện khá hay với tôi và tôi đã viết rồi, nhưng vì sợ mọi người cười chê nên đành “cúp” chuyện này.

Có người đã từng kể cho tôi câu chuyện phiếm: “…Ngày xưa khi còn là người lính trong chiến tranh, anh ta phải lòng một cô thôn nữ nơi đóng quân. Hòa bình, trở về thành phố có nhiều thiếu nữ xinh đẹp ở bên nhưng anh ta không thể có cảm tình đặc biệt với ai. May quá, trong một lần đi công tác anh ta tình cờ gặp lại người xưa… và thật kỳ lạ từ đó trở đi anh ta trở thành một người khác lạ, chẳng bao giờ nhắc lại chuyện xưa!!!”.

Đó cũng là chuyện về ẩm thực mà tôi định viết có gì na ná như chuyện phiếm kể trên.

2- Chuyện giao tiếp…

Sau bữa cơm trưa với những món “mầm đá Trạng Quỳnh”, điểm giống nhau là phải nhịn đói chờ đợi gần 13h00 mới được ăn, nhưng cảm xúc thì quá tệ…!!! Đến giờ hẹn, Đoàn công tác của chúng tôi chạy vội đến Cơ quan huyện ủy Con Cuông. Chờ một lúc thì có người ra đón, tôi chưa kịp mừng vì đó là người quen cũ nay đã là quan chức của huyện.

Nhưng lạ thay, cái bắt tay của anh ta với Đoàn công tác cứ như không…. thật giống quan chức thị thành, khác cái chất mộc mạc, mến khách và đằm thắm tình người của người dân nơi đây!!!

3- Chuyện ở huyện…

Sau màn làm quen, một vị quan chức đầu huyện giới thiệu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống lịch sử hào hùng của huyện nhà cho Đoàn công tác: Lịch sử , chưa bao giờ huyện chúng tôi có được một tập thể lãnh đạo đoàn kết, quyết liệt đổi mới như bây giờ….

Về công tác thuế, vị lãnh đạo huyện rất tâm huyết: Tôi khẳng định, từ xưa đến nay chỉ có tôi, duy nhất người đứng đầu huyện quyết liệt, chủ động vào cuộc chỉ đạo thu thuế. Chỉ duy nhất ở đây, đồng chí Trưởng Chi cục thuế huyện được phép gọi cho tôi vào buổi tối!

“Địa phương chúng tôi là đơn vị dẫn đầu, là cực tăng trưởng của tỉnh, là thủ phủ miền tây Xứ Nghệ. Chúng tôi đề nghị nhập 4 huyện miền núi chiều dọc gần 200km theo tuyến đường quốc lộ 7 thành 1 chi cục thuế khu vực đặt trụ sở ở huyện chúng tôi. Về công tác Đảng, công tác đoàn thể, công tác chuyên môn, công tác quản lý con người… các anh cứ chuyển về huyện chúng tôi khẳng định là tốt!”, vị này nêu ý kiến.

4- Chuyện phiếm của công chức “già”…

“Nháo nhác, tụ tập bàn luận đoán già, đoán non…” là tình trạng đang diễn ra ở các chi cục thuế miền núi có số thu nhỏ. Là người quen cũ, tôi mạnh dạn hỏi anh em nghĩ sao? Một vài anh, chị đang giữ chức phó chi cục trưởng tỏ vẻ rất vui, cho rằng sáp nhập là tốt, họ được giữ chức vụ phó của chi cục khu vực to hơn. Có người tỏ ra thạo tin cho rằng, sau khi sáp nhập do số lượng cấp phó có hạn nên các phó chi cục cũ sẽ quay lại làm lính như xưa…

Các ông chi cục trưởng tỏ vẻ trầm ngâm! Anh em công chức khác thì hỏi han có vẻ sát với nội dung cần khảo sát trước khi sáp nhập các chi cục hơn. Đó là, lần này là “ghép” hay “sáp nhập” các chi cục? Ở huyện không đặt trụ sở chính thì có bao nhiêu bộ phận tiếp tục công việc giải quyết thủ tục hành chính về thuế cho người dân và doanh nghiệp? Cơ quan có 1 con dấu hay có nhiều con dấu để đỡ phải chạy mấy chục cây số khi cần? Đảng viên sinh hoạt ra sao, công đoàn do huyện nào quản lý?... Đã có nhiều ý kiến nêu đề xuất rằng, nên tổ chức theo mô hình tổ chức hệ thống dọc từ cục đến các chi cục khu vực…

Còn bàn đến chuyện “nhập đô, dời đô”, có nhiều câu hỏi đặt ra cũng rất khó để giải thích thỏa đáng ngay tắp lự được, như: Đặt trụ sở Chi cục khu vực ở đâu? Những trụ sở chi cục vừa mới “chạy sô” đầu tư xây dựng hoành tráng, sau này sẽ để làm gì? Hay là bán đi xây trụ sở khu vực theo hình thức “Bê Tê” … Những câu hỏi khó này thường là của mấy công chức “già” và nghe khẩu khí thì có vẻ như tiêu cực, nhưng ngẫm ra cũng thấy có vấn đề!!!

Quả thực, mười năm về trước, các chi cục thuế vốn dĩ đã được quan tâm đầu tư trụ sở khang trang, to đẹp, nằm ở những vị trí thuận lợi cho người dân và DN đến làm thủ tục hành chính thuế. Có anh thạo tin, thạo chuyện còn đưa ra hình ảnh tư liệu chụp lại trụ sở cũ các chi cục bị loại bỏ để xây mới trong mấy năm vừa rồi như Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Nghi Lộc, Cửa Lò, Diễn Châu, Yên Thành… để “nói hộ” cho những trở trăn, tiếc nuối.

Mấy anh chị không giữ chức vụ thì bàn tán chuyện đi, chuyện ở. Kể ra thì chuyện này mới là điều đáng nói. Bởi mặc dù có người to, kẻ nhỏ, nhưng hầu hết công chức thuế thường có nhà ở phố huyện gần trụ sở chi cục cũ. Nay sáp nhập, nơi gần thì vài ba chục, nơi xa dăm bảy chục cây số và rồi mấy người khi “dời đô” có được nhà cửa ổn định? Lại còn chuyển trường, chuyển lớp cho mấy đứa nhỏ… Hay là cứ đành chấp nhận ngược xuôi dăm bảy chục cây số, rồi ít năm nữa biết đâu chuyện đâu lại về đó!???

Lắng nghe nhiều câu chuyện có vẻ như “không có đầu, không có cuối”, nhưng nếu chắt lọc lại cũng khối thứ nên suy ngẫm.

Ví như, chuyện thu thuế hộ kinh doanh cá thể, chủ đề nóng nhưng cũng chắc là ít người quan tâm, bởi số thu toàn tỉnh từ nhóm này chiếm tỷ lệ chỉ hơn 1% tổng thu ngân sách, trong khi đó phải sử dụng đến 1/3 số cán bộ công chức thuế làm việc này. Có huyện, nếu tính bình quân tiền lương cán bộ thuế 5 triệu đồng/người thì số thu thuế các hộ kinh doanh chưa đủ trả lương.

Bàn về chuyện này, có người đề xuất sửa luật, họ cho rằng nên “giải thoát" cho hộ kinh doanh bằng cách chuyển cho địa phương toàn quyền định đoạt quản lý thu khoán. Cơ quan thuế chỉ quản lý doanh nghiệp và những hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn bán hàng và hộ kinh doanh muốn sử dụng hóa đơn nhiều lần thì phải thành lập doanh nghiệp. Nếu hiện thực hóa đề xuất này thì biên chế ngành Thuế cũng sẽ giảm đáng kể và chắc lẽ số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới cũng sẽ tăng lên hơn…

Chia tay Đoàn công tác về Thủ đô, chia tay những cán bộ thuế và chính quyền miền sơn cước, lắng nghe chuyện từ cả những cán bộ trẻ, cho đến mấy ông “công chức già” cũng thấy… thật là lắm chuyện tâm tư!

Nhưng ngẫm ra cũng thấy lắm cái đúng, lắm cái hay thật! Các chi cục thuế nhỏ thu thuế chưa đủ bù đắp chi phí quản lý thì sáp nhập lại thành chi cục thuế khu vực là cần thiết lắm rồi! Và rồi cái cái xu thế mà ta gọi là cuộc cách mạng “bốn chấm không” cũng sẽ phải đến lúc bắt nhịp “dùng máy thay sức người” thôi! Cho nên mặc dù còn lắm gian truân, nhưng “cái gì đến” ắt sẽ “vẫn cứ đến” vậy!

Thành Vinh, những ngày cuối tháng 4 năm 2018.

Nguyễn Hồng Hải – Phó Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Party chief works with Bình Dương Military Command
下一篇:Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng