Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: H.Y >> Chuyển giao hơn 1 triệu tỷ đồng vốn nhà nước về "siêu ủy ban"
Kỳ vọng lớn về ủy ban quản lý hàng triệu tỷ vốn nhà nước
Chiều 30/9,ôngđểquotsiêuủybanquottrởthànhcơquanquanliêumớkết quả bóng đá hôm nay. phát biểu tại lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc ra mắt ủy ban là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn, tách bạch hơn giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của DN. Sự ra đời của ủy ban được dư luận xã hội theo dõi và kỳ vọng rất lớn về việc đổi mới tư duy, đổi mới quản trị, cách thức quản lý, cách thức hoạt động của DNNN, khắc phục cho được các yếu kém, cải thiện và tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của DNNN. Với việc tiếp nhận 19 DN lớn có số tài sản lên tới 2,3 triệu tỷ đồng, Thủ tướng cho biết đây là những đơn vị trọng yếu, là những "ông lớn, bà lớn" trong nền kinh tế Việt Nam, nắm giữ những cân đối lớn của Nhà nước, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như xăng dầu, điện nước, ngân hàng… Do đó, trách nhiệm của Ủy ban là rất nặng nề. Theo Thủ tướng, hoặc chúng ta xây dựng một ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó thúc đẩy cải cách và nâng cao hiệu quả toàn diện trong toàn bộ hệ thống các tập đoàn, DNNN. Hoặc chúng ta tạo ra một cơ quan quan liêu kiểu cũ, có thể làm gánh nặng cho hệ thống DN cũng như của cả đất nước. Trước hai lựa chọn này, Thủ tướng khẳng định chúng ta chọn con đường thứ nhất dù khó khăn hơn nhiều. "Tôi tin chúng ta đều nhất trí lựa chọn hình thành một ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, chứ không phải một cơ quan hành chính phức tạp cho DN. Đây là cơ quan sẽ thúc đẩy phát triển, phát huy hiệu quả của DNNN mạnh mẽ hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát các DN
Để thành công trên con đường đã chọn, Thủ tướng chỉ đạo ủy ban tập trung một số nhiệm vụ trong thời gian tới. Trước hết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả. Tuyển dụng và bố trí đúng những cán bộ có năng lực, có phẩm chất. Cần xây dựng mục tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từng cán bộ, từng quy chế nội bộ, không để kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực. Ủy ban cần có thước đo đánh giá kết quả của từng tập đoàn.
Nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng cho rằng, ủy ban cần hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của đất nước để nhanh chóng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các công cụ, giải pháp quản lý, giám sát vốn, tài sản DNNN, từng tập đoàn, tổng công ty theo công nghệ của cách mạng 4.0. "Chỉ có cách đó thì ủy ban mới tạo điều kiện, tạo môi trường kinh doanh cho tập đoàn, không gây phiền hà cho đơn vị" - Thủ tướng nói.
Đồng thời, ủy ban cần tiếp tục công việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa DN với tốc độ nhanh hơn, chất lượng hơn; thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đi sâu nghiên cứu phát triển, liên tục nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động và sức cạnh tranh. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của DN; giám sát tình trạng thất thoát vốn nhà nước, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của DNNN.
Thủ tướng cũng yêu cầu, sau một năm hoạt động cần đánh giá xem đã làm được gì để góp phần cho tăng trưởng, việc làm, nộp ngân sách nhà nước và quan trọng là vun đắp môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, công bằng với các thành phần kinh tế.
Không để khoảng trống pháp lý trong quá trình bàn giao
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, để ủy ban thực hiện được vai trò của mình thì cần có sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành, địa phương liên quan. Tại buổi lễ, Thủ tướng yêu cầu các bộ có DN được chuyển giao cần phối hợp với ủy ban để bàn giao nhanh chóng, không để xảy ra sai sót, phức tạp, chậm trễ, không để khoảng trống pháp lý hay tiêu cực trong quá trình bàn giao… làm ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn nhà nước, tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu DN và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty. Sau khi bàn giao, các bộ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực của mình để tạo môi trường, thúc đẩy DN phát triển thuận lợi. Nêu rõ Nghị định 131 (Nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban) chỉ là bước đầu, Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, địa phương nêu sáng kiến để ủy ban hoạt động năng động, hiệu quả, "tránh một cơ quan quan liêu mới".
Đối với các tập đoàn, tổng công ty sẽ chuyển giao về ủy ban, Thủ tướng nhắc nhở việc phối hợp trong chuyển giao và "hãy chống tình trạng tham nhũng, tiêu cực, sân trước sân sau, người nhà trong kinh doanh và không để phức tạp xảy ra như một số vụ việc mà chúng ta đã vấp phải".
"Kỳ vọng của người dân, xã hội, cả hệ thống chính trị đặt lên vai các đồng chí rất lớn. Là cơ quan mới thành lập, ủy ban sẽ có rất nhiều công việc phải làm và cũng sẽ có nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ủy ban. Tôi tin rằng, các đồng chí sẽ không phụ niềm tin này" - Thủ tướng nói./. Hoàng Yến |