您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kqbd luton】Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh 正文

【kqbd luton】Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

时间:2025-01-11 14:23:06 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia Cần giải pháp toàn diện để phát triể kqbd luton

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Áp lực trước các rào cản ''xanh''

Kinh tế tuần hoàn,ệpvậtliệuxâydựngtậndụngcơhộitừchuyểnđổkqbd luton thương mại xanh, tiêu dùng xanh, thương hiệu xanh… đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trước xu thế hội nhập. Ngày nay, trước những chuyển động của thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động trước các rào cản xanh đặt ra bởi thị trường quốc tế.

Thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao đối với các sản phẩm xanh. Nghiên cứu của Công ty Nielsen cho thấy, tại Việt Nam, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu xanh và sạch. Khảo sát của Rakuten Insight năm 2023 cũng chỉ ra, có đến 84% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm bền vững.

Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, điển hình có Liên minh châu Âu đang triển khai các quy định và tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu vào khu vực này. Theo đó, giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại xanh nên gắn với thực chất những giải pháp CSR (trách nhiệm của doanh nghiệp), ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp), Net-Zero (phát thải ròng bằng 0) đang là yêu cầu bức thiết trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh
Với sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thông minh, thân thiện với môi trường, hiện các sản phẩm của Secoin đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Đỗ Nga

Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành, “xanh hóa” trong sản xuất là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa bền vững. Theo đó, để xây dựng và duy trì hình ảnh của một thương hiệu xanh, các công ty cần thể hiện điều đó trong tuyên bố về thương hiệu của mình. Mức độ thể hiện tùy thuộc vào mức độ cam kết của người đứng đầu doanh nghiệp. Đó có thể là sự điều chỉnh trong tuyên bố về triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Xác định tầm quan trọng trong xu thế hội nhập, ngành vật liệu xây dựng đã có nhiều đổi mới trong sản xuất và kinh doanh, hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn xanh. Qua thực tiễn cho thấy, đây cũng là con đường tất yếu mà các doanh nghiệp phải lựa chọn nhằm hạn chế phụ thuộc vào tài nguyên khan hiếm, bảo vệ môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững trên thị trường.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, việc thực hành ESG (môi trường - xã hội - quản trị) hay những cam kết về phát triển bền vững không còn là lựa chọn của doanh nghiệp mà đã trở thành bắt buộc khi EU đã áp dụng thuế phát thải carbon theo Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Tăng cường khả năng thâm nhập vào thị trường quốc tế

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất gạch nghệ thuật tại Việt Nam, luôn chú trọng phát triển thương hiệu bền vững, trao đổi với Báo Công Thương, bà Đinh Hoài Giang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Secoin - cho hay, sản xuất ra vật liệu xây dựng xanh, bền vững là tấm vé thông hành đưa sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới.

Với sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thông minh, thân thiện với môi trường, hiện các sản phẩm của công ty đã có mặt tại Tây Ban Nha, Maroc, Mexico, Brazil và nhiều nước khác trên thế giới.

Chia sẻ thêm giải pháp hướng tới mục tiêu xanh, bền vững, bà Giang cho biết, tận dụng phế thải trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng không nung là một giải pháp quan trọng mà Secoin đang áp dụng trong mô hình sản xuất tuần hoàn, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và kinh tế. Đồng thời, giải pháp cũng giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên qua việc sử dụng phế thải thay cho đất sét, đá, cát, giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, phát huy giá trị của các loại phế liệu vốn bị bỏ đi, tạo ra vòng đời mới cho vật liệu.

“Nhờ tận dụng phế thải trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng không nung giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh tế cao như giảm chi phí sản xuất. Đồng thời có thể tạo ra sản phẩm giá rẻ (gạch không nung từ phế thải có chi phí sản xuất thấp hơn gạch nung truyền thống)... đóng góp quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Đây là một hướng đi chiến lược cho ngành công nghiệp xây dựng hiện đại" - bà Giang cho hay.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh
Các sản phẩm của Fico-YTL luôn hướng tới giá trị bền vững. Ảnh: Fico-YTL

Tương tự, vào tháng 7 vừa qua, Công ty CP Xi măng Fico Tây Ninh (Fico-YTL) cũng vừa ra mắt nhãn xanh ECOCem cho toàn bộ danh mục sản phẩm xi măng theo các tiêu chí bền vững, theo tiêu chuẩn phát thải ISO 14021:2016 do Hiệp hội Xi măng và Beton toàn cầu ban hành.

Sản phẩm gắn Nhãn Xanh ECOCem được sản xuất với tỷ lệ tài nguyên ít hơn, giúp giảm đáng kể lượng phát thải CO₂ ra môi trường so với xi măng Portland (850kg CO₂/tấn). Ông Nguyễn Công Bảo - Giám đốc điều hành Fico-YTL - cho biết, việc công bố Nhãn Xanh ECOCem cho toàn bộ danh mục sản phẩm xi măng của Fico-YTL nhằm truyền thông minh bạch về kết của những nỗ lực của Fico-YTL trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm xi măng thân thiện với môi trường, góp phần thúc đẩy ngành xây dựng bền vững và dựng xây Việt Nam xanh hơn.

Hiện trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam đã xây dựng được 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy tăng trưởng xanh như: nhóm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, chất lượng không khí, chất lượng nước, quản lý chất thải, tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ ISO 11041…

Theo thống kê của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng tác động không nhỏ đối với môi trường, đòi hỏi cần phải có sự chuyển đổi. Theo đó, các loại vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường đang dần trở thành xu thế tất yếu, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Đánh giá về cơ hội trong xuất khẩu xanh và thương mại xanh của doanh nghiệp Việt Nam, ông Tạ Mạnh Cường - Trưởng phòng Phát triển Năng lực xúc tiến thương mại - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, việc các doanh nghiệp chủ động theo đuổi phát triển xanh và bền vững sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện phát triển xanh sẽ dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về môi trường trong các hiệp định thương mại. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý mà còn tăng cường khả năng thâm nhập vào thị trường quốc tế. Hơn nữa, doanh nghiệp có cam kết phát triển bền vững sẽ có hình ảnh tích cực hơn trong mắt khách hàng và đối tác, từ đó thu hút thêm khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.