【ketquade. com】Hơn 80% 'nam thanh nữ tú' Việt Nam từng say xỉn
Thu nhập lẹt đẹt nhưng uống bia cao nhất Đông Nam Á TheơnnamthanhnữtúViệtNamtừngsayxỉketquade. como thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong gần 2 thập kỷ qua, mức tiêu thụ đồ uống có cồn toàn cầu đang chững lại thì Việt Nam là một trong số ít quốc gia có xu hướng tăng nhanh về tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức cao trên thế giới. 230 loại bệnh liên quan đến cồn Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đồ uống có cồn là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên thế giới. Năm 2012 đã ghi nhận 3,3 triệu người tử vong do liên quan đến sử dụng chất có cồn - chiếm khoảng 5,9% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Đồ uống có cồn còn là nguyên nhân của 5,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trở thành vấn đề lớn của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện có 30 bệnh do nguyên nhân trực tiếp là sử dụng đồ uống có cồn và 200 loại bệnh tật, chấn thương mang nguyên nhân gián tiếp từ việc sử dụng đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, khoa học đã xác định có mối liên quan giữa lượng đồ uống có cồn và mức độ tâm thần, rối loạn hành vi. Thậm chí chúng là một trong các nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư). Một nghiên cứu mới nhất của WHO còn cho thấy tồn tại mối liên quan giữa đồ uống có cồn với tỷ lệ mắc mới các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, viêm phổi, HIV/AIDS. Trẻ em Việt Nam cũng đang là nạn nhân trong việc lạm dụng đồ uống có cồn của người lớn như: bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi (11,1%), bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn (6,5%), phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng trong gia đình (6,1%), bị đánh đập gây đau đớn về thể xác (3,8%), hoặc chịu ít nhất 1 trong 4 vấn đề nêu trên (13,8%), cao hơn các quốc gia khác như: Úc (11,8%), Ai Len (11,1%), Thái Lan (13,1%). Trước những tác hại nghiệm trọng của việc lạm dụng đồ uống có cồn, Đại hội đồng Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia xây dựng và thực thi chính sách phòng ngừa tác hại của đồ uống có cồn năm 1979, 1983, 2005 và gần đây là Chiến lược toàn cầu giảm sử dụng đồ uống có cồn đã được thông qua năm 2010. Chính sách quốc gia xác định những định hướng chung nhằm tạo nên sự đồng bộ trong các quy định thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.Thanh niên Việt Nam uống rượu bia ngày càng tăng
Cơ quan này cũng cho hay, mức tiêu thụ chất có cồn tính trên bình quân đầu người (đối với người trên 15 tuổi) của Việt Nam tăng từ 3,8 lít/người năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010. Trung bình 1 ngày, người uống rượu bia trên 15 tuổi tiêu thụ khoảng 37,7 gam cồn nguyên chất. Điều rất đáng lo ngại là tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng đồ uống có cồn tiếp tục tăng cao, khoảng 79,9% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-25 có sử dụng đồ uống có cồn (năm 2008), tăng 10% với nam và 8% với nữ sau 5 năm. Trong đó, 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm 14-17 tuổi tăng từ 34,9% lên 47,5% và ở nhóm tuổi 18-21 tăng từ 55,9% lên 67%.
"Với mức tiêu thụ bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 3 tỷ lít năm 2013, Việt Nam đang trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc", thông tin từ Cục Y tế dự phòng cho biết.Dù thu nhập thấp nhưng Việt Nam có nhu cầu uống bia cao top 3 châu Á
Đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. Thống kê từ Điều tra quốc gia vị thành niên Việt Nam 2009 cho biết 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau uống rượu bia dẫn đến các chấn thương phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động 1 tuần trở lên. Nghiêm trọng hơn, 1/5 các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nam có nguyên nhân sử dụng chất có cồn.
Ngoài ra, bạo lực gia đình - một vấn đề xã hội đang lên án mạnh mẽ trong những năm trở lại đây - có nhiều vụ việc đáng tiếc xuất phát từ việc sử dụng rượu bia. Theo số liệu điều tra, đồ uống có cồn là nguyên nhân lớn nhất gây ra khoảng 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Hậu quả khác của đồ uống có cồn đối với các vấn đề xã hội bao gồm: giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ tai nạn lao động, mất việc làm, bạo lực, tội phạm. Phí tổn kinh tế do đồ uống có cồn từ 1,3%-12% GDP của mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp để giải quyết hậu quả do đồ uống có cồn thường cao hơn so với chi phí trực tiếp. Đức là quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn đứng thứ 9 trên thế giới, thiệt hại do đồ uống có cồn khoảng 32 tỷ USD/năm (2006), trong khi chi phí trực tiếp cho chăm sóc y tế là 9,4 tỷ USD. Thái Lan là quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức trung bình, thiệt hại do rượu bia năm 2006 là 1,99% GDP, gấp 2,4 lần nộp ngân sách từ thuế. Chi phí cho sử dụng đồ uống có cồn chiếm 11% chi tiêu hộ gia đình tại Rumani; 3-45% tại Ấn Độ.
Trên cơ sở Chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới, ngày 12/02/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Sự ra đời của Chính sách quốc gia thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn.
相关推荐
-
Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
-
Hà Nam tuyên dương 40 tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế
-
Cao Bằng: Thu nội địa 7 tháng đạt hơn 72% dự toán
-
Tổng cục Hải quan với những dấu ấn nổi bật về cải cách thủ tục, hiện đại hóa
-
Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
-
Chủ động vượt khó
- 最近发表
-
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- Tập đoàn viễn thông Verizon công bố cổ tức hàng quý
- Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp hợp tác triển khai thuế tối thiểu toàn cầu
- Lần đầu tiên xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc bằng đường sắt
- Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- Người dân Thủ đô chung tay thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện
- Tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động
- XTTM đẩy mạnh xuất khẩu: Kinh phí khó, “bó” hoạt động
- Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- Hải quan Khánh Hòa: Hỗ trợ doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu
- 随机阅读
-
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Cục Thuế TP. Hải Phòng: Hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, chống thất thu thuế hiệu quả
- Cá tra Việt Nam lại bị chơi xấu
- Giá vàng hôm nay 21/6: Vàng 9999 SJC giảm mạnh cả 2 chiều
- Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- Nỗ lực hoàn thiện chuỗi giá trị ngành hàng tôm
- Vĩnh Phúc: Thu ngân sách nội địa 6 tháng đạt 50% dự toán
- Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước kể từ 1/7/2023
- Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- Tối đa hóa hiệu quả trang thiết bị phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan
- Hàng nhập tràn vào, bóp nghẹt sản xuất trong nước
- Cục Hải quan Khánh Hoà tận dụng nhiều lợi thế tăng thu ngân sách
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Cục Hải quan Bình Dương: Nỗ lực cải cách, đồng hành chặt chẽ cùng doanh nghiệp
- Nổ tàu Titan: Tỷ phú chi bao nhiêu tiền để xuống đáy biển ngắm xác tàu Titanic?
- Đào tiên Trung Quốc giá 70.000 đồng một quả, khách ‘xếp hàng’ mua ăn
- Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo
- Trạm điện bị vùi sâu trong đất, 13 doanh nghiệp khai khoáng ngưng hoạt động
- TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp gia tăng hiệu quả quản lý thuế thương mại điện tử
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Việt Nam pledges to promote human rights and fundamental freedom
- Việt Nam seeks to strengthen security partnership with Singapore
- Việt Nam values Poland protecting Vietnamese citizens
- Promoting Vietnamese culture essential for international integration
- Repatriation of Vietnamese stuck abroad amid COVID
- Việt Nam pledges to promote human rights and fundamental freedom
- Leaders convene to discuss tasks for year ahead
- Vietnamese President’s State visit to Singapore of great significance: Ambassador
- Việt Nam seeks to strengthen security partnership with Singapore
- Việt Nam and Saudi Arabia to promote ties