您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhan đinh】Thêm giải pháp mạnh tạo đột phá cho cổ phần hóa 正文

【nhan đinh】Thêm giải pháp mạnh tạo đột phá cho cổ phần hóa

时间:2025-01-10 18:52:44 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

7 tháng đầu năm 2016 đã có 43 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa.Để tiến trình cổ phần hóa (C nhan đinh

trang 8

7 tháng đầu năm 2016 đã có 43 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Để tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đi đúng quỹ đạo,êmgiảiphápmạnhtạođộtpháchocổphầnhónhan đinh tới đây sẽ có thêm các giải pháp mạnh buộc DNNN công khai minh bạch như bàn giao vốn về SCIC, hay bổ sung thêm chế tài xử phạt với các doanh nghiệp (DN) chậm lên sàn.

Đề xuất mở thêm hình thức bán cổ phần

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm 2016 đã có 43 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, trong đó có 6 tổng công ty. Tổng giá trị thực tế của 43 DN này là 29.907 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 22.240 tỷ đồng.

Theo phương án CPH được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn điều lệ của 43 đơn vị là 21.680 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 10.332 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.114 tỷ đồng, bán cho người lao động 267 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 2,1 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 3.954 tỷ đồng.

Trong giai đoạn tới đây, số lượng các DN CPH cũng không còn nhiều, hầu như chỉ tập trung vào các DN lớn nên với tiến độ như trên, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính, là chấp nhận được. “Vấn đề quan trọng hơn là sau CPH, DN sẽ thay đổi như thế nào, chất lượng ra sao, CPH có thực chất không? Đặc biệt, phải đổi mới được quản trị, không để như giai đoạn trước chỉ đạt số lượng nhưng tỷ lệ thì còn hạn chế”, ông Tiến nói.

Hơn nữa, cũng theo ông Tiến, những DN quy mô nhỏ, dễ CPH hầu như đã được tiến hành trong giai đoạn 2011 – 2015, các DN CPH hiện nay hầu hết có quy mô vốn lớn, trong đó có nhiều tập đoàn, tổng công ty nên giải quyết các vấn đề trước khi tiến hành chuyển đổi sở hữu phức tạp, mất nhiều thời gian, đặc biệt là việc chọn cổ đông chiến lược.

Để tiếp tục xử lý những vướng mắc trong tiến trình CPH của các DNNN, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, hiện Bộ Tài chính đang hoàn tất dự thảo Nghị định quy định việc chuyển DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần trình Chính phủ ban hành, trên cơ sở sửa đổi Nghị 59/2011/NĐ-CP. Tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất mở thêm một số hình thức bán cổ phần và cả những vấn đề xử lý phân cấp phân quyền mạnh hơn cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giảm bớt thủ tục hành chính cũng như tạo thêm cơ hội cho các ban chỉ đạo có nhiều phương án mua hơn.

Tuy nhiên: “Không phải chờ đến khi Nghị định này được sửa vì hiện nay, cơ chế đã có đầy đủ rồi. Trường hợp chúng ta cần mở một cơ chế mới theo dự thảo thì có thể trình Thủ tướng quyết, quan trọng nhất là phải CPH đảm bảo hiệu quả cao nhất, tránh những vấn đề gian lận, thất thoát, không vì bệnh thành tích, chạy tiến độ mà làm ẩu, nhưng cũng không vì lý do khác, sợ mà ta kéo chậm lại”, ông Tiến nhấn mạnh.

Chây ỳ lên sàn sẽ bị xử phạt

Cùng với việc đẩy nhanh tiến trình CPH, hiện dư luận cũng rất quan tâm đến vấn đề xử lý “hậu” cổ phần, nhất là trong bối cảnh có khá nhiều DNNN bán cổ phần lần đầu (IPO) không thành công. Về vấn đề này, ông Tiến cho biết, tới đây các DN sau CPH sẽ phải thực hiện bàn giao về cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

“Theo đánh giá của chúng tôi, SCIC là một trong những DN thoái vốn đạt hiệu suất cao, nghĩa là tiền thu về cao hơn so với giá trị ban đầu. Cách thức làm của họ cũng đảm bảo cho DN hơn. Chúng tôi cũng đề nghị rằng, các DN giả sử IPO chưa thành công thì bàn giao về để có một đầu mối chuyên tâm làm và cơ quan nhà nước giám sát đầu mối đó thì hiệu quả hơn, thay vì chúng ta cứ ngồi ở các cơ quan nhà nước để làm mà chúng ta làm lại không chuyên thì khi có xảy ra vấn đề gì, rất khó có thể quyết định được”, ông Tiến cho biết.

Đưa ra ví dụ về trường hợp của Habeco, Sabeco đang “nổi sóng” dư luận gần đây, ông Tiến cho rằng tới đây, nếu Bộ Công thương tiến hành thoái vốn và niêm yết thì Bộ trưởng Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm tiếp quản. “Như vậy một Bộ trưởng làm quản lý nhà nước phải làm việc là thoái vốn thì tôi nghĩ rằng, nên giao cho một cơ quan chuyên trách. Mà trên thực tế, SCIC đã nhận nhiều DN về rồi và khi để DN làm thì ta giám sát, kiểm tra được, đồng thời cũng tách bạch được với công tác quản lý nhà nước”.

Bên cạnh đó, trong trường hợp DN đã CPH nhưng lại trì hoãn không chịu niêm yết lên sàn chứng khoán theo quy định, trong các quy định được ban hành tới đây, ông Tiến cho biết đã kiến nghị và sẽ cùng với Ủy ban Chứng khoán bổ sung thêm chế tài xử phạt. Trước mắt các DN chậm niêm yết đăng ký giao dịch, Chính phủ phải có chỉ đạo, đôn đốc người đứng đầu các bộ ngành, cơ quan chủ sở hữu thực hiện đúng quy định, trừ trường hợp có những yếu tố khách quan, chưa đủ điều kiện như vấn đề nhà đầu tư chiến lược,...

“Do chế tài xử phạt đang hoàn thiện, nên hiện tại vẫn chưa bảo đảm tính răn đe. Nhưng đã là DN lớn của nhà nước, theo tôi thì cần phải gương mẫu. Chúng tôi đề nghị các DN đó cũng nên thực hiện ngay việc niêm yết trên thị trường chứng khoán thì mới đảm bảo công khai minh bạch”, ông Tiến nhấn mạnh.

Hà Minh