【bxh ngoai hang】DN "chưa muốn lên tiếng" về địa chỉ làm hàng giả (?)
“Biết tuốt”
Đánh giá về thực trạng hàng giả hàng nhái, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho hay, hiện nay hàng giả xuất hiện như một ngành công nghiệp có quy mô lớn. Ở Việt Nam mặt hàng thường bị làm giả gồm: Hàng điện tử, điện lạnh, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm, dược liệu, thuốc thú y, nước giải khát…
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen trong một buổi hội thảo mới đây chia sẻ: Với thị trường tôn thép, bản thân ông “biết hết” doanh nghiệp nào làm giả, làm nhái; doanh nghiệp nào nhập hàng khai gian mã HS để trốn thuế; doanh nghiệp nào nhập hàng về khai gia công rồi đưa hàng hóa khác xuất sang Campuchia lấy tiền thuế của Nhà nước.
“Tuy nhiên, chúng tôi chưa muốn lên tiếng. Nhưng nếu im lặng mãi, thị trường sẽ đi về đâu, những người làm ăn chân chính có tồn tại được không? Chúng tôi muốn tới đây, những doanh nghiệp gian dối sẽ tự thay đổi cách nghĩ, cách làm, còn nếu không thì buộc chúng tôi phải báo cáo lên cơ quan quản lý”, ông Vũ nói.
Thông tin đơn vị làm ăn gian dối doanh nghiệp có hết nhưng theo ông Vũ, nhiều năm qua cơ quan quản lý chưa làm hết trách nhiệm. Do vậy, để đẩy lùi vấn nạn này, ông Vũ cho rằng, chỉ có sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt, liên tục của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người tiêu dùng và đặc biệt là của báo chí, truyền thông, thì “may ra” vấn nạn tôn, thép giả mới cho thể nhanh chóng bị đẩy lùi.
Doanh nghiệp là “số 1”
Đứng từ phía cơ quan quản lý, ông Trần Việt Hưng, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho rằng, vi phạm nhập khẩu sắt thép chủ yếu tập trung vào khai sai tên hàng và mã HS để gian lận thuế, trốn thuế.
“Thực tế đến thời điểm này, chúng tôi cũng chưa nhận được phản ánh nào của doanh nghiệp về chất lượng các sản phẩm tôn thép khi thông quan, cũng như “chia sẻ” của doanh nghiệp có nghi ngờ hay không, gian lận thương mại tập trung vào đối tượng nào, dấu hiệu gì trên những sản phẩm nhập khẩu để chúng tôi biết có hay không có việc gian lận thương mại. Cơ quan Hải quan cũng đầu mối tiếp nhận tất cả những yêu cầu kiểm soát biên giới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng đến thời điểm này chúng tôi cũng chưa nhận được bất cứ yêu cầu kiểm soát biên giới về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu thép”, ông Hưng nói.
Với những thông tin được cho là “ít ỏi” như vậy sẽ rất khó để cơ quan Hải quan triển khai công tác điều tra, xác minh.
Còn theo ông Lê Thế Bảo, trách nhiệm chống hàng giả, hàng nhái có phần lỗi thuộc về chính các doanh nghiệp trong ngành tôn, thép.
“Các doanh nghiệp nhấn mạnh đến vai trò cơ quan quản lý là số 1 nhưng theo tôi người nào cung cấp thông chuẩn xác nhất, biết ở đâu có hàng lậu, hàng giả, hàng nhái mới là số 1. Đó chính là doanh nghiệp”, ông Bảo khẳng định.
Ở một khía cạnh khác, ông Bảo đặt câu hỏi: Liệu các doanh nghiệp tôn, thép làm ăn chân chính, có thương hiệu lớn như Hoa Sen, Thăng Long, Phương Nam… dù sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng liệu mức giá đã phù hợp chưa? Nhiều người dân hiện nay vẫn mua những mặt hàng kém chất lượng, nhưng giá cả chỉ bằng 1/3 sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng. Họ bằng lòng với chất lượng của các sản phẩm đó, thậm chí chỉ là hàng giả, hàng nhái, hàng giá rẻ từ Trung Quốc.