Con đường đê dẫn ra đồng được bê tông phẳng lỳ,ềquêxúccábong da so 7m hai bên là những dãy phi lao cao vút. Chốc chốc lại có vài chú nhái, châu chấu nhảy trên đường làm con gái tò mò, thích thú lắm. Đìa nhà thằng Đức nằm ngay đường lộ, chiều mát nên anh trai chở tôi dọc đường ruộng cho có chút không khí. Ngày trước, đường đê không dễ đi thế này, cỏ mọc um tùm, vừa đi vừa run vì sợ rắn. Đường đoạn khô, đoạn phải lội bùn bì bõm. Sợ nhất là đỉa, tưởng chừng chỉ cần đặt chân xuống trong vòng hai nốt nhạc là có ngay một con bu vào chân.
Sợ đỉa, cứ đến mùa gặt, tôi lại giành phần gặt dọc 4 bờ ruộng, phần còn lại dành cho những thành viên khác, gặt xong 4 bờ ruộng, tôi lại khăn gói về nhà. Mà lạ lắm, dù gặt trên bờ vẫn có lúc đỉa bu lên chân vừa khóc, vừa chạy quanh đám ruộng, chỉ khi nào ba gỡ đỉa ra khỏi chân mới hết run, nhắc đến thôi cũng thấy gai ốc nổi “rần rần”.
Dạo này, ruộng ít đỉa hẳn. Hôm rồi về quê, phụ anh trai gặt cả đám ruộng mà chẳng thấy con nào. Anh trai bảo “ruộng nay nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, cá tôm ít, đỉa cũng thế”.
Đìa nhà thằng Đức có diện tích gần 3 sào. Ở quê tôi, đìa được xem như hồ sinh thái, vào mùa khô nó là nguồn cung cấp nước chính cho đồng ruộng. Ngoài nguồn nước đìa, ruộng lúa còn nhờ một phần nước từ độn cát chảy xuống (nước ao) nhưng giờ hầu như ao đều bị lấp cả, chỉ còn đìa làm nguồn nước chính phục vụ thủy lợi.
Cá nuôi đìa chủ yếu là các rô phi, cá chép, cá trắm, nhiều nhà còn tận dụng nguồn cá tự nhiên bắt ngoài đồng để thả nuôi. Mang tiếng là nuôi cá nhưng những chẳng mấy khi các chủ hồ cho cá ăn mà nguồn thức ăn chính vẫn từ tự nhiên. Thường cứ vào tầm tháng 4, tháng 5 âm lịch nhu cầu nước tưới tiêu vụ hè thu tăng cao, người dân lại lắp máy bơm chạy đìa. Chạy đìa cấp nước cho nông nghiệp chỉ là một vế, quan trọng vẫn là để khai thác nguồn thủy sản.
Ngày trước, nhà đứa nào đấu được đìa là mặt “hếch” lên, tụi con nít chúng tôi phải chạy theo xin xỏ để được “hôi cá” khi chủ đìa thu xong. Với lũ trẻ vui nhất là khi đìa cạn. Mỗi đứa một cái oi, một cái rổ ngồi đợi sẵn trên bờ. Khi nào chủ nhà ra hiệu cho “bắt hôi” là sẵn sàng “lao” xuống. Thường cá lớn chủ đìa đã bắt gần hết, còn ít cá rô, cá trê, cá diếc nhỏ mới đến tay tụi nhóc chúng tôi. Có khi “hên” bắt được những con cá to còn sót lại, ấy vậy mà chẳng đứa nào dám la to chỉ nhẹ nhàng bỏ vào oi vì sợ chủ đìa lấy lại... Sau màn bắt cá, chúng tôi lại đua nhau đi dọc bốn bờ đìa bắt ốc hút, chỉ đến khi người lả đi vì mệt mới chịu về nhà.
Ngồi miên man nhớ về những kỉ niệm xưa cũ, thằng Đức dưới hồ nói vọng lại: “Chị Móm xuống đây, chị em mình đi xúc cá”. Ừ thì xúc, bởi lâu lắm rồi chẳng tìm lại được cảm giác hào hứng như xưa!
Thảo Nguyên
顶: 2踩: 89
【bong da so 7m】Về quê xúc cá
人参与 | 时间:2025-01-26 21:57:21
相关文章
- Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- Administrative procedures continue to be simplified
- Party leader warns of challenges for socio
- Việt Nam can be model of success for other countries: UN secretary general
- Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- Việt Nam, Laos seek closer people
- Prime Minister welcomes UN Secretary
- Room remains to amplify Việt Nam
- MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- Vice President Xuân calls for trust building at CICA
评论专区