当前位置:首页 > Thể thao

【cách dò số đề】Chương trình nông thôn miền núi: Đề xuất kéo dài thêm 10 năm

nong thon

Công nghệ nuôi chim Yến tại Khánh Hòa đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Ảnh: T.L

Ngày 18/6/2015,ươngtrìnhnôngthônmiềnnúiĐềxuấtkéodàithêmnăcách dò số đề tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi”.

Ông Nguyễn Thế Ích, Chánh Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi cho biết, qua 15 năm thực hiện, chương trình đã triển khai 845 dự án tại 62 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí hơn 2.745,8 tỷ đồng.

Từ 845 dự án của chương trình đã xây dựng được 2.501 mô hình sản xuất. Các mô hình này chính là những mẫu hình về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN có tính đại diện cho địa bàn triển khai, do chính người dân sau khi được tập huấn trực tiếp thực hiện.

Đó cũng chính là các điểm trình diễn cho các tổ chức, cá nhân người nông dân đến tham quan học tập, từ đó nhân rộng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn để tổ chức sản xuất.

Điển hình như mô hình, dự án phát triển nuôi chim yến góp phần xây dựng nông thôn mới tại Khánh Hòa của Công ty Yến Sào Khánh Hòa; dự án chuyển giao công nghệ nuôi cá rô phi đơn tính dòng Gift thương phẩm trên lồng, bè trên hồ thủy điện Sơn La của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Ninh Bình…

“Đây cũng là mục tiêu của chương trình nông thôn, miền núi và cũng là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực này", ông Ích nhấn mạnh.

Thông qua chương trình đã chuyển giao được hơn 4.700 lượt công nghệ vào sản xuất, tập huấn cho 236.264 lượt nông dân. Đặc biệt, chương trình đã sử dụng khoảng hơn 128.000 lao động tại chỗ, góp phần giải quyết tình trạng lao động dôi dư và tăng thêm thu nhập cho nông dân địa phương.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đại diện 53/63 tỉnh, thành phố đã có ý kiến chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Chương trình được triển khai kéo dài thêm 10 năm nữa. Lý do là thời gian 5 năm của chương trình các giai đoạn trước là quá ngắn nên chưa thấy rõ hiệu quả của dự án, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực cây trồng dài ngày...

Theo đó, Bộ KH&CN đã tổ chức nghiên cứu xây dựng Chương trình mới cho giai đoạn 10 năm (2016-2025), dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý III/2015. Đồng thời cần nâng đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở mức dự kiến tăng tối thiểu 50% so với giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh đó, đối với các dự án xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ, Bộ KH&CN đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho các dự án này được phép tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ nước ngoài. Các dự án thuộc chương trình có thể được kéo dài thời gian thực hiện trên 5 năm nếu thấy cần thiết.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cũng đề nghị các UBND các tỉnh, thành tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhất là hỗ trợ kinh phí mạnh hơn để nhân rộng kết quả ứng dụng các tiến bộ KH&CN của các dự án thuộc Chương trình được khẳng định có hiệu quả đối với địa phương; khuyến khích các DN trên địa bàn tham gia vào các dự án ứng dụng, chuyển giao KH&CN theo chuỗi giá trị…/.

Theo Bộ KH&CN, từ năm 1998 đến nay, chương trình đã triển khai qua 3 giai đoạn nối tiếp nhau với tổng kinh phí đầu tư 3 giai đoạn là hơn 2.745,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 1.081,1 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng là 1.664,7 tỷ đồng.

Khánh Linh

分享到: