游客发表
发帖时间:2025-01-12 09:39:39
Dù Chi Cục ATVSTP và các siêu thị phủ nhận kết quả của CESCON,ơquanquảnlýsiêuthịphủnhậnbúnchứahóachấvdqg iceland nhưng người tiêu dùng đang tiêu thụ bún, bánh canh có chứa chất tinopal (ảnh) là thật.
Tại cuộc họp ngày 25/7 giữa Sở Công thương, Chi cục ATVSTP và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM cho rằng, việc lấy mẫu để xử lý, Bộ Y tế quy định người lấy mẫu phải có chứng chỉ lấy mẫu thì mới có cơ sở pháp lý để xử lý. Đồng thời, dụng cụ đựng mẫu phải đảm bảo vô trùng; chế độ bảo quản phải đảm bảo để bản chất mẫu không thay đổi khi đưa mẫu đến phòng thí nghiệm so với mẫu lúc lấy tại cơ sở. Ngoài ra, người đại diện hợp pháp phải ký vào biên bản lấy mẫu và mẫu phải được niêm phong có chữ ký… “Tôi không biết CESCON lấy mẫu thế nào, nếu không đảm bảo đúng các quy định lấy mẫu thì thông tin công bố sẽ không chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo tôi biết, dùng phương pháp đo theo bước sóng để xác định có sự hiện diện của tinopal thì độ tin cậy không có”, ông Hòa nói.
Ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM thì cho rằng, CESCON thuộc Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng là một tổ chức xã hội, có quyền lấy mẫu kiểm nghiệm, nhưng ngoài tuân thủ đúng quy định lấy mẫu, phải có sự chứng kiến của cơ quan giám sát; đồng thời sau khi có kết quả thì CESCON cần phối hợp, thông tin cho cơ quan chức năng để thẩm định, công bố nếu kết quả có cơ sở, chính xác. “Theo quy định, tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ được khảo sát, cảnh báo khi cơ quan quản lý Nhà nước mà ở đây là Bộ Công thương giao, tổ chức không được quyền công bố thông tin vi phạm, chỉ có cơ quan quản lý mới được công bố. Đến thời điểm này, Sở chưa nhận được văn bản hay bất kỳ thông tin gì từ CESCON về thông tin khảo sát vừa qua”, ông Nhung nói.
Đại diện các siêu thị Big C, Co.opMart cũng không thừa nhận kết quả bún bán trong siêu thị chứa chất tinopal vì cho rằng CESCON lấy mẫu thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng. Thế nhưng, đơn vị công bố kết quả lại khẳng định họ hoàn toàn có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc lấy mẫu và kết quả kiểm nghiệm đảm bảo tính hợp pháp. Một đại diện Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền độc lập khảo sát, công bố thông tin cảnh báo cho người tiêu dùng. “Chúng tôi lấy mẫu ngẫu nhiên, mua hàng có hóa đơn chứng từ và có hội đồng khảo sát, kiểm nghiệm đàng hoàng nên đủ cơ sở để công bố và chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công bố này. Các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới cũng làm như vậy”, vị này nói.
Được biết, trên địa bàn TP.HCM hiện có khoảng trên 400 cơ sở sản xuất bún và các loại sản phẩm cùng loại như bánh phở, mì sợi... Sau khi CESCON công bố bún nhiễm tinopal, Chi cục ATVSTP TP.HCM cho biết cũng đã lấy bảy mẫu bún tươi ở các chợ trên địa bàn TP thì cả bảy mẫu đều có chất tinopal, đặc biệt có hai mẫu bún chứa axit oxalic. Ngoài ra, một số mẫu bún tươi này có các chất phụ gia thực phẩm natri sunfite (chất tẩy trắng) và natri benzoat (chất bảo quản) hàm lượng cao gấp nhiều lần mức cho phép. Vấn đề đặt ra là tại sao cơ quan này không sớm công bố kết quả trên để cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng? Đại diện đơn vị này cho rằng, “do số mẫu quá ít nên chỉ mang tính tham khảo để mở rộng kiểm tra chứ chưa thể đánh giá được tình hình chung” (!?).
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cho biết, sau khi phát hiện bún có chứa các chất độc hại, Sở Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Công thương và Sở NN-PTNT TP.HCM chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bún tươi trên địa bàn TP, truy nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.