【soi kèo trước trận】Chính sách còn khoảng cách lớn, 80% doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ
Hải quan Cần Thơ chủ động hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó | |
Xây dựng website hỗ trợ doanh nghiệp vượt 'bão' Covid-19 | |
Gói kích thích kinh tế: Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt |
TS. Vũ Tiến Lộc phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực thi”.
Các ý kiến tại diễn đàn cho rằng, 2020 là một năm rất đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nền đến kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến tháng 11 vừa qua có trên 15.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và rời khỏi thị trường đã lên tới 44.000 doanh nghiệp và tăng đến 60% so với cùng kỳ. Như vậy trung bình mỗi tháng, Việt Nam đã có trên 5.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường - đây là con số cao kỷ lục từ trước tới nay.
Theo báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam do VCCI và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, hơn 80% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đang chịu tác động tiêu cực. 72% doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2020 giảm so với năm 2019, chỉ 5% doanh nghiệp cho biết doanh thu sẽ tăng.
Chính vì thế, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách chính xác và kịp thời trong một thời gian ngắn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn và khôi phục hoạt động. Các bộ ngành, địa phương đã đưa ra nhiều văn bản hỗ trợ về tín dụng, thuế, lệ phí, tiền thuê đất, giá dịch vụ, lao động, bảo hiểm xã hội…
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI cho rằng, qua điều tra các doanh nghiệp, có những giải pháp doanh nghiệp đánh giá cao như gia hạn tiền thuế đất…. nhưng cũng có chính sách khó khăn như việc tiếp cận để vay gói 16.000 tỷ đồng để trả tiền lương cho lao động.
Mặc dù vậy, theo ông Tuấn, chính sách tốt nhưng tính thực thi còn nhiều vấn đề, đã có nhiều doanh nghiệp nghe nói về chính sách trên đài báo, các hội thảo, nhưng số doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách còn rất ít.
Cũng về vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận xét, việc ban hành các chính sách trên đã kịp thời cổ vũ, động viên tinh thần đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Song việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp chưa được như kỳ vọng.
Theo VCCI, như gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách để cho các doanh nghiệp vay để hỗ trợ tiền lương cho công nhân. Đến cuối tháng 11 mới có 75 doanh nghiệp vay được gói hỗ trợ, kết quả này có được chỉ sau khi Chính phủ ban hành quyết định sửa đổi các điều kiện được vay vốn.
Theo số liệu khảo sát từ Đại học Kinh tế quốc dân công bố tháng 10/2020 thì tới 80% doanh nghiệp thuộc diện điều tra chưa nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ và một tỷ lệ khá cao (gần 30%) không biết về các chính sách này.
Từ những kết quả này, Chủ tịch VCCI cho rằng, điều cần phải rút kinh nghiệm ở đây đó là vấn đề thiết kế chính sách và thực thi chính sách đang có khoảng cách quá lớn.
TS. Vũ Tiến Lộc khuyến nghị, cần rà soát, đánh giá lại một cách độc lập về hiệu quả thực thi của các chính sách hỗ trợ, cũng như tham vấn ý kiến của đối tượng bị tác động để đảm bảo tính khả thi của chính sách được ban hành. Cần phải tăng cường nỗ lực hợp tác giữa cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong cả việc định hình các chính sách và tổ chức thực thi chính sách.