Lần lượt thí điểm Trong số 30 dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính,ịchvụcôngtrựctuyếlich bong da la liga KBNN thực hiện 3 dịch vụ: Giao dịch một cửa nhằm giao, nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) điện tử của KBNN; giao dịch thanh toán điện tử đối với các khoản chi NSNN của KBNN với các đơn vị thụ hưởng NSNN, chủ đầu tư; đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN bằng hình thức điện tử. Các KBNN tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm đã nhanh chóng rà soát, đôn đốc các đơn vị sử dụng NSNN đăng ký xin cấp chứng thư số cho toàn bộ chủ tài khoản và kế toán trưởng. KBNN cũng thông tin truyền thông, tổ chức hội thảo và trao đổi trực tiếp với đơn vị sử dụng ngân sách để giới thiệu mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc triển khai giao dịch điện tử. KBNN cũng đã ban hành quy chế tạm thời về việc quản trị, vận hành thí điểm hệ thống dịch vụ công trực tuyến KBNN, trong đó quy định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc quản lý tài khoản cũng như trách nhiệm của các đối tượng tham gia thí điểm dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử KBNN đã chính thức triển khai thí điểm tại KBNN Hà Nội từ ngày 1/3/2016 đến hết ngày 7/3/2016. Là một trong hai đầu cầu kinh tế của cả nước, địa bàn Hà Nội tập trung nhiều cơ quan, bộ, ngành Trung ương với số lượng chứng từ giao dịch qua KBNN mỗi ngày đều rất lớn nhưng KBNN Hà Nội đã tận dụng lợi thế về công nghệ thông tin, chuẩn bị những yếu tố sẵn sàng đảm bảo triển khai thí điểm thuận lợi, cho nhiều kết quả khả quan. Tiếp theo là KBNN Đà Nẵng và KBNN Cần Thơ tiến hành thí điểm giao dịch điện tử từ ngày 14/3/2016 đến ngày 18/3/2016. Đến thời điểm triển khai, toàn bộ chủ tài khoản và một số kế toán trưởng của các đơn vị quan hệ ngân sách tham gia triển khai thí điểm tại KBNN Cần Thơ đã được cấp chữ ký số. Tại KBNN Đà Nẵng, mặc dù các đơn vị quan hệ ngân sách tham gia thí điểm chưa có đầy đủ chữ ký số để tiến hành giao dịch điện tử nhưng cũng đã tích cực triển khai. Đợt triển khai thí điểm cuối cùng từ ngày 28/3/2016 đến ngày 1/4/2016 tại TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Nhiều lợi ích Theo ông Vũ Đức Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN, triển khai dịch vụ công, giao nhận hồ sơ thông qua môi trường Internet là một bước quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Phát triển KBNN đến năm 2020. Đồng thời, đây cũng là một bước tiến lớn trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi NSNN của hệ thống KBNN, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành công vụ trên cơ sở đơn giản hóa về thủ tục, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử, giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho những người thực hiện công việc giao dịch với kho bạc. Khi thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị có thể gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua dịch vụ công của KBNN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Đặc biệt, lợi ích của giao dịch điện tử là có hệ thống cảnh báo kiểm soát chi quá thời hạn giúp lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra được tình trạng xử lý hồ sơ kiểm soát chi, làm tăng tính trách nhiệm đối với cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng theo ông Hiệp, do thực hiện thí điểm nên việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại các đơn vị KBNN đợt vừa qua cũng không tránh khỏi các lỗi như về giao diện giữa dịch vụ công trên TABMIS (hệ thông thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) vẫn đòi hỏi cán bộ kế toán phải đặt lệnh cho mỗi giao dịch, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quá tải nếu hàng trăm lệnh được thực hiện trong một ngày giao dịch. Hay như giao diện cho một ngày bị mặc định cố định mà không có biên độ dao động thời gian; không thể thao tác lại các giao diện bị hỏng… “Những khó khăn, vướng mắc này đều là về kỹ thuật, KBNN đã cùng nhà thầu ghi nhận, nghiên cứu, tìm giải pháp tháo gỡ, hoàn thiện từng bước để tiến tới thực hiện dịch vụ công điện tử trong cả nước được trọn vẹn”- ông Hiệp nói.
Vân Hà |