游客发表

【trận hiroshima】Sửa Luật Giá: Sửa đổi danh mục hàng hoá, bảo đảm linh hoạt trong quản lý

发帖时间:2025-01-25 14:53:09

Sửa Luật Giá: Đảm bảo không còn độ "vênh" trong định giá hàng hoá,ửaLuậtGiáSửađổidanhmụchànghoábảođảmlinhhoạttrongquảnlýtrận hiroshima dịch vụ
Sửa Luật Giá: Đưa vai trò pháp lý của Luật lên cao nhất trong lĩnh vực giá
Đã đến lúc cần sửa Luật Giá
Sửa Luật Giá: Sửa đổi danh mục hàng hoá, bảo đảm linh hoạt trong quản lý
Hiện danh mục nhà nước định giá còn được mở rộng, dàn trải tại nhiều pháp luật chuyên ngành. Ảnh: Xuân Thảo.

Danh mục hàng hoá dàn trải, thiếu thống nhất

Hiện nay, Luật Giá đã có quy định về nguyên tắc xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và Luật Giá cũng quy định danh mục chi tiết các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc triển khai nhiệm vụ định giá nhà nước đối với danh mục hàng hóa quy định tại Luật và các văn bản hướng dẫn cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay, việc quy định danh mục nhà nước định giá còn mở rộng, dàn trải tại nhiều pháp luật chuyên ngành. Điều này làm gia tăng danh mục hàng hoá khó kiểm soát và xảy ra tình trạng quy định tên gọi hàng hóa, dịch vụ không thống nhất, chồng chéo giữa Luật chuyên ngành và Luật Giá.

Một bất cập khác nữa là thẩm quyền thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ định giá trong thực tiễn đang không đảm bảo tính kịp thời, tiến độ cấp thiết đề ra của việc triển khai biện pháp quản lý nhà nước trong các bối cảnh cấp bách đặt ra.

Bộ Tài chính lấy ví dụ, việc đề xuất bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá trong năm 2020 được Chính phủ, xã hội đánh giá là cần thiết và phải triển khai ngay để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý. Tại Luật Giá có quy định là trường hợp này Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, nhưng quy định này không khả thi vì khi phát sinh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn yêu cầu sửa Luật. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sửa Luật giá phải đảm bảo tuân theo quy trình, thủ tục tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cần nhiều thời gian để đánh giá, xây dựng, bổ sung vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh; không thể thực hiện ngay để giải quyết ngay các bất cập trong quản lý mặt hàng. Bên cạnh đó, có những hàng hóa, dịch vụ do điều kiện kinh tế, xã hội có sự thay đổi liên tục được đánh giá không cần thiết tiếp tục thực hiện định giá thì lại rất khó để đưa ra khỏi danh mục.

"Điều này thể hiện tính “cứng” của danh mục định giá, việc đặt thẩm quyền quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại Luật (được giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội kiểm soát) tuy đảm bảo nguyên tắc về kiểm soát của toàn xã hội đối với biện pháp định giá là biện pháp điều tiết có sự can thiệp lớn của Nhà nước vào giá song lại thiếu sự linh hoạt trong thực tiễn triển khai để đáp ứng yêu cầu quản lý", Bộ Tài chính khẳng định.

Một tồn tại khác cũng được chỉ ra là, hiện nay, quy định nguyên tắc để xác định phạm vi hàng hóa, dịch vụ thực hiện định giá nhà nước đã không bao quát hết được các hàng hóa cần thực hiện định giá trong thực tiễn. Đồng thời không thống nhất trong cách quy định về danh mục định giá tại Luật chuyên ngành khi quy định bổ sung một mặt hàng thuộc danh mục định giá, cần quy định kèm theo với hình thức định giá, thẩm quyền phân công, phân cấp và phương pháp định giá cụ thể.

Theo Bộ Tài chính, kinh tế, xã hội liên tục thay đổi để thích ứng và hội nhập, việc kiểm soát biện pháp định giá cũng là một trong các yêu cầu thường xuyên phải giải trình với các tổ chức quốc tế. Vì vậy, nếu hệ thống pháp luật chuyên ngành tiếp tục quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ định giá sẽ rất khó đảm bảo nguyên tắc, cơ chế chung đã được đề ra tại Luật Giá khiến danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá thiếu kiểm soát thống nhất; gây khó khăn cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân khi không có một danh mục toàn diện, thống nhất.

Đề xuất cập nhật đầy đủ các mặt hàng do Nhà nước định giá

Mới đây, tại báo cáo đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi danh mục hàng hoá sao cho đảo đảm thực thi đúng, hiệu quả nguyên tắc xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật là tính thống nhất, đồng bộ; đảm bảo tính linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành giá trong từng thời kỳ, đáp ứng được yêu cầu quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 giải pháp.

Thứ nhất là thực hiện rà soát và điều chỉnh để cập nhật đầy đủ các mặt hàng do Nhà nước định giá hiện đang quy định tại các pháp luật chuyên ngành gắn với đó là rà soát để chuẩn hóa hoặc nghiên cứu bổ sung mới hình thức định giá của từng mặt hàng để đảm bảo phù hợp với thực tiễn yêu cầu công tác quản lý.

Trên cơ sở đó, Luật Giá sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng bổ sung vào Điều 19 nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, có tính chất độc quyền thị trường, độc quyền địa bàn, độc quyền tự nhiên… để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại các luật chuyên ngành trong thời gian vừa qua.

Đồng thời, quy định cứng việc áp dụng danh mục mặt hàng định giá bảo đảm tránh việc lạm dụng nguyên tắc để đưa thêm các mặt hàng không cần thiết vào phạm vi danh mục định giá tại các luật chuyên ngành; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì đề xuất với Chính phủ (thông qua Bộ Tài chính) để thực hiện thống nhất.

Thứ hai, Bộ Tài chính đề xuất cơ bản giữ như hiện hành, nhưng rà soát và điều chỉnh lại danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tại Luật Giá, thẩm quyền định giá để tổng hợp đầy đủ các mặt hàng do Nhà nước định giá hiện đang quy định tại các pháp luật chuyên ngành và tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (luật hóa). Đồng thời chỉnh lý lại tên gọi cho thống nhất giữa các luật.

Với giải pháp thứ nhất, Bộ Tài chính cho rằng việc bổ sung nguyên tắc định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện độc quyền thị trường... sẽ đảm bảo tính phù hợp trong quy định hiện hành giữa nguyên tắc quy định danh mục và danh mục mặt hàng thực tế hiện nay. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát sinh thực tiễn đối với công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nếu cần phải bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục nhà nước định giá.

Với phương án này, việc điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ hoặc điều chỉnh thẩm quyền định giá sẽ được đảm bảo thực hiện thống nhất, triệt để thông qua Bộ Tài chính là cơ quan chuyên môn thống nhất quản lý nhà nước về giá. Việc giao trách nhiệm thống nhất cho một cơ quan chuyên môn sẽ giúp việc nghiên cứu, xây dựng, đánh giá tác động chính sách, đánh giá chi tiết đối với phương án thay đổi danh mục được thực hiện thấu đáo, quy củ hơn.

Mặt khác giải pháp này không làm phát sinh thủ tục hành chính mới.

Còn với giải pháp thứ hai, theo Bộ Tài chính, đây là phương án đơn giản nhất do không có những thay đổi trong các chế định pháp luật hiện hành, chỉ định hướng rà soát, hoàn chỉnh lại các quy định đã có. Trước mắt giải quyết ngay được vấn đề danh mục mặt hàng còn rải rác, không tập trung tại các Luật chuyên ngành và hệ thống luật giá. Việc chỉ cần hệ thống lại danh mục sẽ giúp việc xây dựng chính sách dễ dàng hơn, nhanh chóng khắc phục ngay tình trạng phân tán và khó kiểm soát việc mở rộng phạm vi định giá Nhà nước. Tuy nhiên giải pháp này chỉ mang tính thời điểm mà không giải quyết tận gốc được vấn đề chồng chéo về pháp luật hiện nay.

Bộ Tài chính nhận định, qua đánh giá tác động của từng giải pháp cho thấy, mỗi giải pháp đều có ưu điểm, nhược điểm, có mặt tích cực, tiêu cực nhưng giải pháp đem lại nhiều tác động tích cực và phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là giải pháp thứ nhất và Bộ Tài chính đề xuất sửa Luật Giá theo giải pháp này.

    热门排行

    友情链接