Thời xưa,ỹthuậtlmnhgỗkhngcầndngđkết quả bóng đá câu lạc bộ hàn quốc kim loại là vật liệu đắt tiền nên thay vì sử dụng đinh, những người thợ mộc có một cách đặc biệt chỉ ghép những thanh gỗ lại với nhau tạo nên những công trình tồn tại hàng trăm đến hàng nghìn năm.
Các mối ghép gỗ chắc chắn, giúp công trình tồn tại hàng trăm năm. Nguồn: I-ADO
Đó là phương pháp Miyadaiku - sử dụng kỹ thuật ghép và nối các thanh gỗ, tạo mối ghép khít và cực kỳ chắc chắn để không cần dùng một cây đinh hay bất cứ loại keo dán nào. Ở Nhật Bản những căn nhà gỗ được xây dựng cách đây 1.000 năm sử dụng phương pháp này.
Hiện nay đặc trưng của các công trình kiến trúc sử dụng phương pháp ghép gỗ có thể thấy rõ nhất ở những đền và chùa. Các mẫu gỗ lồi và lõm được thiết kế tinh xảo, có độ chính xác cao nên khi ghép lại các đầu nối chắc chắn, không bị xô lệch và thống nhất thành một khối.
Shoji Matsuura, một người thợ 71 tuổi còn tham gia công việc phục dựng và thiết kế những đền cổ và các công trình văn hóa bằng phương pháp ghép gỗ, cho biết ông đã tham gia phục dựng và sửa chữa nhiều công trình khắp đất nước, chúng đều được làm từ thế kỷ 12-16. Độ tinh xảo và chính xác của người thợ mộc từ xưa đều thể hiện rất rõ, các công trình có thể tồn tại qua hàng trăm năm, chịu được động đất. Có những cây cầu sử dụng kỹ thuật này vẫn chịu lực rất tốt.
Người xưa còn dự đoán trước được các ngôi nhà gỗ cần bảo dưỡng sau thời gian dài, mỗi 100-200 năm cần phải trùng tu và sửa chữa. Phương pháp này không dùng kim loại, chất kết dính do đó người am hiểu về ghép gỗ có thể dễ dàng tháo lắp các bộ phận mà không làm các thanh gỗ bị tổn hại.
Mặc dù sau này có nhiều kỹ thuật hiện đại và công cụ cũng phát triển hơn nhưng chúng không nâng cao chất lượng của các cấu trúc nhà gỗ. Trái lại, kỹ thuật cổ truyền dù đòi hỏi thời gian, công sức và sự kiên trì của người thợ hơn nhiều lần nhưng tận dụng được tối đa các đặc tính của gỗ, các cấu trúc ít bị hư hỏng, gãy. Với những ưu điểm này, những người thợ lành nghề dù đã cao tuổi nhưng luôn muốn duy trì phương pháp ghép gỗ để thế hệ sau tiếp tục nghề này, bảo tồn và gìn giữ các nét đặc sắc trong xây dựng và kiến trúc cổ xưa.
THIÊN NGỌC (tổng hợp từ Japan times, Great big story)