【nhận định man city vs newcastle】Chìa khóa tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản
Bài 2: Truy xuất nguồn gốc,ăngnăngsuấtchấtlượngvgitrịnngsảnhận định man city vs newcastle “vé thông hành” cho nông sản Việt
Việc kết hợp ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc và bao tiêu sản phẩm sẽ giúp cho sản xuất nông nghiệp hướng tới sự bền vững hơn. Bởi chỉ cần chiếc điện thoại thông minh, dù ở bất cứ nơi đâu người tiêu dùng cũng có thể giải quyết, nắm đầy đủ thông tin về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm...
Bưởi Năm Roi được đóng gói, dán nhãn với đầy đủ thông tin về sản phẩm.
Minh bạch thông tin
Truy xuất nguồn gốc nông sản, hiểu nôm na là “giấy khai sinh” cho sản phẩm làm ra hay “hộ chiếu” cho sản phẩm khi ra nước ngoài. Với yêu cầu khắt khe của thị trường, phải có truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất chế biến đảm bảo được áp dụng trong từng khâu tạo ra sản phẩm thì đường xuất khẩu mới rộng mở.
Câu chuyện tại Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, là ví dụ điển hình. Từ vài hộ dân tham gia liên kết với 15ha, đến nay hợp tác xã có 265 hộ tham gia liên kết, với diện tích 300ha. HTX tiếp tục mở rộng mặt hàng nông sản xuất khẩu, tăng diện tích đạt chứng nhận GlobalGAP, mã vùng trồng. Phấn đấu đến năm 2024, tổng sản lượng nông sản của tỉnh được HTX bao tiêu khoảng 4.500-5.000 tấn, đến năm 2027 nâng lên hơn 10.000 tấn; đồng thời mở rộng thành viên từ gần 100 lên hơn 400 thành viên
Theo ông Trần Bá Sơn, Giám đốc HTX Trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, sự minh bạch đối với sản phẩm, hàng hóa và đặc biệt là nông sản thì truy xuất nguồn gốc là được xem như một giải pháp ưu việt và là một xu thế tất yếu. Truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có đầy đủ thông tin. Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.
Còn tại HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, trung bình mỗi tháng cung ứng cho thị trường từ 30-35 tấn cá thát lát nguyên liệu phục vụ chế biến. Nhờ áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản phẩm làm ra vừa đạt tiêu chuẩn an toàn vừa được lòng người tiêu dùng.
“Chúng tôi áp dụng công nghệ quản lý vùng trồng trên máy vi tính. HTX cũng áp dụng truy xuất nguồn gốc, hiện vùng nuôi ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cũng đã thực hiện. Người nông dân thành thạo máy vi tính để khi ngày đó cho ăn thức ăn bao nhiêu, cá như thế nào thì ở bên đây mình vẫn theo dõi được. Nhờ vậy mà hiệu quả tăng cao”, chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, bộc bạch.
Ông Trần Trung Tính, Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Đối với huyện Phụng Hiệp về truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng được lãnh đạo rất quan tâm, đặc biệt đối với các HTX và các tổ hợp tác và cả những hộ có diện tích lớn trồng các loại cây, nông sản chủ lực trên địa bàn của huyện. Góc độ lãnh đạo cũng cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ tối đa về mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm để đưa ra thị trường đạt chất lượng cũng như cho người tiêu dùng an tâm.
Xu thế tất yếu
Toàn tỉnh hiện có 99 vùng trồng đã được cấp mã số, trong đó 40 mã số vùng trồng trên cây mít, 19 mã số vùng trồng trên cây xoài, 18 mã số vùng trồng trên cây nhãn, 10 mã số vùng trồng trên cây dưa hấu, 4 mã số vùng trồng trên cây chanh, 4 mã số vùng trồng trên cây chôm chôm, 2 mã số vùng trồng trên cây thạch đen, 1 mã số vùng trồng trên cây bưởi, 1 mã số vùng trồng trên cây lúa.
Trong 9 tháng đầu năm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tiến hành giám sát 61 vùng trồng, gồm: 2 vùng trồng xoài xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ausstralia, Newzealand và một vùng trồng chanh xuất khẩu sang thị trường châu Âu, 39 vùng trồng mít, 14 vùng trồng xoài, 4 vùng trồng chôm chôm và một vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho hay: Việc thực hiện theo mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng đã xuất hiện nhiều mô hình và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc ứng dụng đại trà, quy mô lớn vẫn còn hạn chế, do đó thời gian tới sẽ phổ biến rộng rãi cho bà con để ứng dụng ngày càng tăng lên.
“Nhu cầu của thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe, họ đưa ra những tiêu chuẩn sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt hàng rào kỹ thuật, GlobalGAP, hay các tiêu chuẩn về hữu cơ hoặc theo nhu cầu thị trường của nước đó. Do đó, việc sản xuất, bà con phải gắn với doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai phần mềm ứng dụng chuyển đổi số, tôi nghĩ việc xây dựng mã số vùng trồng sẽ thuận lợi và mở rộng hơn”, ông Võ Xuân Tân cho biết thêm.
Nông nghiệp tỉnh nhà đang từng bước chuyển đổi sản xuất gắn với chuyển đổi số nhằm tạo bứt phá mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh… Cùng với những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nông nghiệp phát triển, cũng là cơ hội để thực hiện thành công chuyển đổi số ngành nông nghiệp.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Tỉnh đã ban hành Nghị quyết 04 về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Trong đó, đối với lĩnh vực nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định phải chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, tối ưu hóa giá trị trên một đơn vị sản xuất. Thứ hai, là một số vấn đề liên quan đến phương pháp sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất từ kinh tế nhỏ lẻ thành tổ hợp tác, hợp tác xã. Thứ ba, là sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới chúng ta phải đi theo hướng bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
“Chúng tôi xác định nông nghiệp là một trong những nền tảng kinh tế, xã hội của tỉnh. Trên tinh thần này, chúng tôi sẽ quyết liệt triển khai, thực hiện có hiệu quả về Nghị quyết 13, cũng như quy hoạch vùng, đặc biệt tới đây quy hoạch tỉnh Hậu Giang cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất”, ông Trương Cảnh Tuyên nhấn mạnh.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng: “Chúng ta phải hành động để làm sao người nông dân có thể thu nhập khá hơn, cao hơn bằng cách làm nông chuyên nghiệp, làm nông tri thức. Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ cùng với các cơ quan truyền thông để thông qua những chuyên mục của mình tạo ra không gian đưa tri thức đến người nông dân, giúp người nông dân chuyên nghiệp hóa trong nghề nông của mình. Tôi nghĩ rằng đây là câu chuyện rất giàu cảm xúc mà mang lại sức sống mới cho nền nông nghiệp, tri thức mới cho người nông dân, sự chuyên nghiệp hóa trong nghề nông, ngành nông và hướng tới nền nông nghiệp chuyên nghiệp để vượt qua những trắc trở của nền nông nghiệp mù mờ, một nền nông nghiệp tự phát, một nền nông nghiệp manh mún, đánh đổi”. |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- Cần Thơ: Kẻ cướp xe tải gây tai nạn liên hoàn, 2 người tử vong
- Chiếm đoạt hơn 5,7 tỷ đồng của nhiều bạn học, nhân viên ngân hàng lĩnh án
- Bắt người cha và 'vợ hờ' nghi bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Để nhận được bảo hiểm xe tai nạn giao thông phải làm gì?
- Nguyên nhân hoãn phiên xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông cùng đồng phạm
- Chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Cựu cán bộ công an che giấu tội phạm thế nào?
- Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- Nhận hối lộ, 4 đăng kiểm viên của Chi cục Thuỷ sản Thừa Thiên
- Trương Mỹ Lan: Đấu giá túi Hermes bạch tạng lâu, muốn con cháu chuộc lại
- Bị cáo buộc rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan nói gì?
- Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- Vạch trần thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để lừa đảo
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Đổ 200 tấn tro xỉ để san lấp ruộng, 2 người bị khởi tố
- Bắt giam 12 thanh thiếu niên trả thù bằng dao, gây thương tích 25% cho nạn nhân
- Có được phép mua 2 bảo hiểm bắt buộc cho một xe?
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình