您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng giải ngoại hạng tây ban nha】Sửa Luật Đất đai, kỳ vọng “phút bù giờ” 正文

【bảng xếp hạng giải ngoại hạng tây ban nha】Sửa Luật Đất đai, kỳ vọng “phút bù giờ”

时间:2025-01-10 17:06:11 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Lùi thời điểm thông qua để có thêm thời gian hoàn thiện đạt chất lư bảng xếp hạng giải ngoại hạng tây ban nha

Lùi thời điểm thông qua để có thêm thời gian hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất,ửaLuậtĐấtđaikỳvọngphútbùgiờbảng xếp hạng giải ngoại hạng tây ban nha Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang ở “phút bù giờ” quan trọng với kỳ vọng những chính sách mới thực sự có được phương án tối ưu.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Media.quochoi.vn

Bài 3: Còn thời gian, vẫn kiên trì đóng góp

Có những nội dung Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) không trực tiếp điều chỉnh, song việc Dự thảo được thông qua sẽ là cơ sở để sửa đổi những quy định “trên mây” khác. Cũng có những quy định chưa từng xuất hiện trong Dự thảo, song đại biểu Quốc hội vẫn kỳ vọng được quan tâm thỏa đáng trong những “phút bù giờ” lịch sử.

Giải tỏa “nỗi sợ” thủ tục đất đai

Mới đây, trong câu chuyện về “phá vây” đầu tưcông, một vị lãnh đạo tỉnh miền núi phía Bắc nói vui là, từ xưa đến nay, chỉ có dự ánphóng Vệ tinh Vinasat là không trễ hẹn, vì… không liên quan tí gì đến đất đai.

Còn một vị lãnh đạo huyện vùng cao thì kể một câu chuyện không được vui. Đó là, ở huyện này, có một xã chỉ còn chờ một thôn có điện lưới quốc gia, là “lên đời” xã nông thôn mới. Tiền để kéo 10 km đường điện vào thôn đã có sẵn rồi, nhưng một số vị trí chôn cột điện lại nằm trong diện tích rừng tự nhiên. Mà theo quy định hiện hành, 1 m2 đất rừng tự nhiên cũng phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thì mới chuyển được mục đích sử dụng. Nhưng thủ tục này, từ thực tế một số dự án đầu tư công có quy mô lớn hơn trên địa bàn huyện cho thấy, thường kéo dài không dưới 1 năm, có khi tới gần 2 năm. Chưa kể, có trường hợp phần diện tích rừng sản xuất đã giải phóng xong hoàn toàn, nhưng trong khi chờ giải phóng nốt phần diện tích rừng tự nhiên để triển khai thi công thì lại bị người dân tái lấn chiếm để sản xuất, dẫn đến tranh chấp rất khó xử lý, từ đó thời gian chuẩn bị đầu tư đã dài lại càng dài hơn nữa.

Cả đúc kết vui và câu chuyện không vui nói trên đều rất gần với những lo ngại được bày tỏ tại nghị trường, không chỉ trong các phiên thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Bởi vì, “nỗi sợ” thủ tục đất đai lại không chỉ liên quan đến Luật Đất đai. Ngay như quy định 1 m2 đất rừng tự nhiên cũng phải trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương thì mới chuyển được mục đích sử dụng, lại liên quan đến khoản 2 Điều 14, Luật Lâm nghiệp.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dành Mục 2 của Chương XVI để sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đất đai.

Đáng chú ý, theo phân tích của đại biểu Cầm Hà Chung (Phú Thọ), Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) khoản 5 Điều 72 và khoản 1 Điều 123, cho phép chuyển mục đích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 123 Dự thảo quy định: "Việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải tuân theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định”.

Nhưng, tại Điều 258 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp, lại tiếp tục quy định “Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, dự án đầu tư công theo tiêu chí do Chính phủ quy định”.

Chuyển đổi  mục đích sử dụng đất luôn là bài toán khó của các địa phương có nhiều rừng. Ảnh: Mỹ An

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đại biểu Cầm Hà Chung đề nghị tiếp tục giữ quy định bãi bỏ khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp như các Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước. Bởi quy định này là phù hợp với thực tế và chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, vì Trung ương vẫn quản lý bằng quy hoạch thông qua thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia và quy hoạch tỉnh. Trong đó, đã xác định diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khoanh vùng khu vực quản lý nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng nói chung, trong đó có đất rừng tự nhiên đã giao Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều 123 dự thảo luật.

Bãi bỏ khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp là phù hợp với thực tế và chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ.