Tổng cục Hải quan tăng cường kỷ luật,ộtsốđiểmmớitrongthựchiệnkỷluậtkỷcươngcủangànhHảlich thi dau giai ngoai hang kỷ cương trong thực thi công vụ Ngành Hải quan chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi công vụ Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra-Kiểm tra Lương Hải Hưng. Xin ông cho biết kết quả về thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của ngành Hải quan và các lĩnh vực khác được đề cập trong Chỉ thị số 1036/QĐ-TCHQ thời gian qua? Vì sao phải ban hành Chỉ thị trong thời điểm này?
Xác định kỷ luật, kỷ cương hành chính là yếu tố then chốt trong việc hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 375/TCHQ-TCCB ngày 19/1/2023 về việc cảnh báo, chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong thực thi công vụ.
Theo đó, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý: thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, tuân thủ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; không để xẩy ra việc lợi dụng vị trí công tác để can thiệp không đúng thẩm quyền, không đúng trách nhiệm, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, hoàn thuế sai quy định, buôn lậu, gian lận thương mại… nghiêm cấm các biểu hiện, hành vi tham nhũng, nhận hối lộ dưới mọi hình thức.
Ngày 10/2/2023, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị quán triệt thực hiện chương trình công tác trọng tâm năm 2023 và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ các cấp. Hội nghị đã nghiêm túc nhìn nhận, kiểm điểm và giao nhiệm vụ cụ thể cho thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc để khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ba cấp: Tổng cục Hải quan, cục hải quan và chi cục hải quan (theo Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục Hải quan gắn với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực hải quan).
Ngày 10/3/2023, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 1036/CT-TCHQ về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác; kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, trách nhiệm nêu gương; chống chạy chức chạy quyền và phòng chống tham nhũng trong ngành Hải quan.
Trong triển khai Chỉ thị số 1036/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan giao nhiệm vụ cho Vụ Thanh tra-Kiểm tra hoàn thiện dự thảo Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức trong ngành Hải quan (thay thế Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ). Ông có thể cho biết những điểm mới được bổ sung trong quy chế này là gì?
Trong quá trình xây dựng dự thảo, Vụ Thanh tra-Kiểm tra đã thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan về chủ trương, quan điểm xây dựng dự thảo Quyết định, theo đó gồm các điểm chính như sau:
Trước tiên, dự thảo đã kế thừa các quy định tại Quyết định 2799 đã và đang có hiệu lực và hiệu quả trong quá trình thực hiện. Riêng đối với Chương II- Quy trình kiểm tra của Quyết định 2799- cơ bản giữ nguyên nội dung, chuyển thành Chương III để nội dung quy định chung tại Chương I và quy định về xử lý vi phạm tại Chương II được liền mạch, dễ theo dõi và thực hiện.
Phạm vi điều chỉnh của dự thảo đã có sự phân định việc kiểm tra công vụ với các hoạt động kiểm tra theo các Quy chế kiểm tra của Tổng cục Hải quan như Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan; Quy chế kiểm tra nội bộ trong ngành Hải quan; Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Về đối tượng áp dụng, Quy chế không điều chỉnh đối tượng là người lao động, chỉ điều chỉnh công chức, viên chức trong ngành Hải quan. Công chức, viên chức Hải quan có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức, viên chức; những việc công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế, quy trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý.
Dự thảo Quy chế gồm 4 Chương và 20 Điều và 12 Phụ lục ban hành kèm theo. Trong đó, các Phụ lục này bao gồm đầy đủ tất cả các lĩnh vực hoạt động của Hải quan Việt Nam, cụ thể hóa hơn 980 hành vi vi phạm của công chức, viên chức trong ngành Hải quan khi thực thi công vụ, đạo đức tác phong lối sống, công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Hải quan.
Chi tiết các hành vi vi phạm được rà soát dựa trên các quy định, quy trình, quy chế của Ngành và các văn bản quy định hiện hành. Toàn bộ hành vi vi phạm được tổng hợp trên cơ sở Danh mục hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực chuyên môn, quản lý của Tổng cục Hải quan.
Dự thảo lần này cũng quy định riêng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giám sát quản lý và lĩnh vực thuế XNK thành 2 Phụ lục (trước đây chỉ quy định tại một Phụ lục khoảng 48 hành vi vi phạm). Theo đó, số lượng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giám sát quản lý là 241 hành vi, lĩnh vực thuế XNK là 81 hành vi, tăng thêm 274 hành vi vi phạm tại 2 lĩnh vực.
Về hình thức xử lý vi phạm: Bãi bỏ hình thức xử lý nhắc nhở, phê bình đối với các hành vi vi phạm. Trong dự thảo Quy chế chỉ quy định 2 hình thức xử lý hành vi vi phạm như sau:
Người có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 7, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ.
Công chức, viên chức hải quan có hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý kỷ luật thì bị Hạ xếp loại chất lượng công chức, viên chức tương ứng với mức độ vi phạm. Tuỳ theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm, thủ trưởng đơn vị xem xét không bố trí làm nghiệp vụ hải quan đối với người vi phạm.
Một điểm mới khác, Quy chế đã nêu ví dụ để quy định rõ áp dụng hình thức xử lý đối với 1 hành vi vi phạm của công chức Hải quan được quy định tại tiết b Mục 2.2 Phần I Phụ lục II: “Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về việc quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá; quyết định hình thức mức độ kiểm tra; quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra”.
Ông có thể nêu rõ hơn về vai trò của các cục hải quan tỉnh, thành phố trong việc xây dựng, triển khai Quy chế này?
Trong quá trình xây dựng Quy chế, Vụ Thanh tra-Kiểm tra đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo đúng các quy định tại Quyết định số 1945/QĐ-TCHQ ngày 31/8/2022 của TCHQ về ban hành Quy chế xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; xây dựng, ban hành rà soát quy chế, quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan.
Trong đó Tổ soạn thảo đã nhận được 35 văn bản tham gia ý kiến của 35 cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố và 17 văn bản tham gia ý kiến của 17 vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan. Qua các ý kiến tham gia đã phản ánh một số vấn đề thực tiễn phát sinh tại đơn vị góp phần rất quan trong vào việc Quy chế sẽ cụ thể hóa các hành vi vi phạm, hạn chế tối đa việc sót, lọt các hành vi vi phạm của công chức, viên chức Hải quan khi thực thi công vụ, nghiệp vụ tại các đơn vị từ Tổng cục Hải quan đến chi cục hải quan.
Xin cảm ơn ông!
顶: 538踩: 549
【lich thi dau giai ngoai hang】Một số điểm mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương của ngành Hải quan
人参与 | 时间:2025-01-25 22:45:48
相关文章
- Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- Nhận định bóng đá Inter vs Bayern Munich, 2h ngày 8/9
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
- Cách sử dụng tờ khai giấy hàng gửi chuyển phát nhanh
- Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- Nghe dòng sông kể chuyện
- Quang Hải ngồi ngoài, Pau vẫn chưa biết mùi chiến thắng
- Một công ty của MCH chào mua công khai 60% cổ phần bột giặt NET
- Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- Khinh khí cầu bay trên bầu trời Cố đô
评论专区