游客发表

【lịch thi đấu bóng đá anh đêm nay】Kiểm soát chặt giá cả thị trường khi điều chỉnh tăng lương

发帖时间:2025-01-11 05:02:10

Kiểm soát chặt giá cả thị trường khi điều chỉnh tăng lương
Nguồn: Petrolimex Đồ hoạ: TL

Giá hàng hóa thiết yếu tăng, giảm không đáng kể

Ghi nhận từ thị trường, nhìn chung, trong tháng qua, giá thịt lợn hơi biến động không đồng nhất. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 62.000 đồng/kg. Giá lợn hơi trong nước hồi phục mạnh trên diện rộng, tại nhiều tỉnh thành, giá lợn hơi xuất chuồng đã cán mốc 62.000 đồng/kg, tăng đến 20% so với mức giá trung bình hồi tháng 2 năm nay. Đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Dự báo, thị trường thịt lợn trong nước vẫn đang trên đà tăng giá. Nguyên nhân do sức tiêu thụ tăng lên trong khi nguồn cung không còn dồi dào.

Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia thuộc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá lợn hơi thời gian tới có tăng mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Ghi nhận hiện tại thì thị trường tiêu thụ thịt lợn trong nước vẫn khá ảm đạm. Theo giới chuyên gia, với mức giá hiện tại, các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi khép kín, tối đa hóa chi phí đầu vào đã bắt đầu có lợi nhuận. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, sản lượng thịt lợn trong quý II năm nay dự kiến trên 1,1 triệu tấn. Giá thịt bò, thịt bê vẫn giữ nguyên trong nhiều tháng nay. Thịt bò có giá 240.000 - 280.000 đồng/kg; thịt bê 220.000 - 250.000 đồng/kg. Gà ta có giá bán từ 110.000 đồng/kg trở lên; gà công nghiệp 65.000 đồng/kg. Giá bán các loại cá nước ngọt tăng không đáng kể. Cụ thể, cá chép: 55.000 - 60.000 đồng/kg; cá trắm 60.000 đồng/kg; cá chuối 80.000 - 110.000 đồng/kg…

Theo quan sát, giá cả hàng hóa trên thị trường hiện khá ổn định, tuy vậy sức mua của người dân hạn chế, hàng hóa tiêu thụ chậm. Trong tháng 5/2023, thị trường rau củ quả ghi nhận có những biến động khác nhau. Giá nhiều loại trái cây vào mùa nên tương đối ổn định. Do thị trường tiêu thụ chậm nên giá trung bình một số sản phẩm rau, củ tại một số địa phương đều giảm so với tháng trước đó.

Điều hành giá theo nguyên tắc phải quan tâm đến đời sống người dân

"Chính phủ kiên định điều hành giá theo nguyên tắc đó là, phải quan tâm đến đời sống của người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn" - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái

Đối với giá xăng dầu, trong kỳ điều hành mới đây (ngày 12/6), giá xăng giữ nguyên, dầu tăng giảm tùy loại. Theo đó, giá xăng E5 RON92 giữ nguyên so giá bán lẻ hiện hành, không cao hơn 20.870 đồng/lít. Xăng RON95 cũng giữ nguyên, giá bán không cao hơn 22.010 đồng/lít. Trong khi đó, giá các loại dầu được điều chỉnh tăng, giảm khác nhau. Cụ thể, dầu diesel tăng 85 đồng/lít, không cao hơn 18.028 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 52 đồng/lít, không cao hơn 17.823 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu mazut được điều chỉnh giảm 164 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành, không cao hơn 14.719 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 17 lần điều chỉnh giá, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 2 lần giữ nguyên.

Điều hành giá là "một nghệ thuật"

Tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại tình trạng “té nước theo mưa” khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023. Cùng với đó, giá của một số loại mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trong thời gian tới có thể xem xét tăng theo lộ trình giá thị trường là những yếu tố gây áp lực lên lạm phát cuối năm. Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp tổng thể về điều hành giá để đảm bảo kiểm soát được lạm phát, tránh được hiệu ứng tâm lý tăng lương, tăng giá.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, điều hành giá là “một nghệ thuật”, cần hết sức uyển chuyển trong điều kiện vận hành kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ kiên định điều hành giá theo nguyên tắc đó là, phải quan tâm đến đời sống của người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Do đó, theo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá: “Công tác điều hành giá, các giải pháp phải được thực hiện hết sức uyển chuyển. Trước tiên, việc điều hành giá phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường”. Năm 2023, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng CPI khoảng 4,5%, điều hành giá đạt mục tiêu đề ra là tối thượng hàng đầu. Đặc biệt, từ tháng 7 thực hiện tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, Chính phủ và các bộ ngành đã tính toán rất kỹ. Việc tăng lương cũng không ảnh hưởng nhiều tới mặt bằng giá. Tuy nhiên cũng phải hết sức quan tâm tới kiểm soát giá, để cuối năm 2023 đạt được mục tiêu Quốc hội cho phép CPI không vượt quá 4,5%.

Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; đồng thời, chỉ đạo các bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý.

Với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế cho rằng, trong điều hành phải hết sức thận trọng, cơ quan quản lý cần tính toán kỹ lưỡng, đánh giá tác động trước khi quyết định điều chỉnh, tránh tác động đến lạm phát cuối năm, kể cả trong trường hợp vẫn còn dư địa để điều hành, bởi vì còn phải tính toán dư địa lạm phát cho cả năm sau.

Áp lực lạm phát còn đến từ giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao

TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, cần thận trọng trong điều hành để giữ lạm phát năm 2023 theo mục tiêu đề ra. Theo vị chuyên gia này, kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm 50,98%.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, việc dự kiến tăng lương cơ sở; dự báo giá xăng dầu, giá điện tăng do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng trong thời gian tới; giá thực phẩm, đặc biệt giá thịt dự báo tăng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng, là các yếu tố gây áp lực lên lạm phát cuối năm.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Trong điều hành vĩ mô, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khóa và tiền tệ. Các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt công tác dự báo, đảm bảo nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn.

Đối với những hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm cần theo sát diễn biến thị trường, có giải pháp và tầm nhìn dài hơi, tránh để thiếu hụt nguồn cung, ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Giải pháp cuối cùng hết sức quan trọng trong công tác điều hành giá là phải tuyên truyền, thông tin đầy đủ về thông tin giá để người hiểu và ủng hộ việc điều hành giá của Chính phủ, tránh lạm phát kỳ vọng. /.

    热门排行

    友情链接