【tỷ số bóng đá truc tuyen】Những đột phá mới của ngành nông nghiệp
Những đột phá mới của ngành nông nghiệp.MP3
Theữngđộtphmớicủangnhnngnghiệtỷ số bóng đá truc tuyeno phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
Một trong 3 khâu đột phá của ngành nông nghiệp Hậu Giang trong thời gian tới là trở thành trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp quy mô cấp vùng.
Nhận diện khó khăn, thách thức
Sau 20 năm hình thành và phát triển, hiện ngành nông nghiệp Hậu Giang ghi nhận được nhiều bước tiến quan trọng trên các lĩnh vực; nhờ vậy, hiện khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 21% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đồng thời các năm qua, nông nghiệp đóng góp cho tăng trưởng GRDP hàng năm của tỉnh trên 3%, đặc biệt nông nghiệp đang được xác định là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng trong tiến trình phát triển, ngành nông nghiệp Hậu Giang đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những vấn đề mới phát sinh.
Cụ thể, theo phân tích của Sở NN&PTNT tỉnh, với diện tích đất nông nghiệp hiện nay là 140.439ha và Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì xác định đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh giảm chỉ còn 132.200ha, trong tổng số diện tích đất nông nghiệp giảm 8.239ha, thì riêng diện tích đất trồng lúa giảm gần 5.000ha.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, nhận định: Với thực trạng diện tích đất nông nghiệp giảm, trong khi năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính không tăng được nhiều, thế nhưng giai đoạn 2026-2030 lại yêu cầu hàng năm khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) phải đạt mức tăng trưởng từ 3,6% trở lên, đây thật sự là vấn đề trọng tâm cần giải quyết của toàn ngành.
Ngoài vấn đề về giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, sản xuất nông nghiệp tại Hậu Giang và vùng ĐBSCL đang tồn tại nhiều hạn chế chung là ruộng, vườn của bà con còn manh mún, nhỏ lẻ và việc ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ, phun thuốc bảo vệ thực vật, rải phân, thu hoạch trong canh tác lúa và cây ăn trái còn chưa phổ biến… Từ yếu tố trên phần nào làm khó khăn trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và xây dựng mô hình quản lý theo chuỗi nông, thủy sản an toàn của tỉnh.
Cùng chia sẻ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại Hậu Giang hiện nay, bà Nguyễn Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, thông tin: Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp và trồng trọt còn khá cao. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức thấp so với yêu cầu phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới; việc xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất tuy có thực hiện nhưng còn chậm phát triển; ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp chậm được cải thiện…
Bên cạnh những yếu tố trên thì theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trước ảnh hưởng của “3 biến”, đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thì nông nghiệp nói chung và nông nghiệp tỉnh Hậu Giang nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong hiện tại và thời gian tới.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh xoay trục ưu tiên phát triển cây ăn trái có thế mạnh của tỉnh, trong đó có cây sầu riêng.
Giải pháp trọng tâm, đột phá
Theo đó, để sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp trước tình trạng bị giảm mạnh trong thời gian tới do nhiều yếu tố tác động, đồng thời giải quyết tốt vấn đề “3 biến” của Bộ NN&PTNT đề cập, Sở NN&PTNT đề ra định hướng là xoay trục từ việc phát triển nông nghiệp trước đây là dựa vào cây lúa rồi đến cây ăn trái và thủy sản thì nay đổi chiến lược sang phát triển trái cây - lúa gạo - thủy sản. Định hướng này được đánh giá là hướng đi phù hợp, bởi trong những năm gần đây, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Hậu Giang dần chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, đặc biệt là giảm dần diện tích lúa và tăng dần diện tích cây ăn trái, đồng thời tỷ trọng ngành thủy sản cũng được tăng dần.
Cụ thể theo ước tính của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, đến năm 2025, tổng diện tích trồng lúa cả năm của tỉnh đạt khoảng 171.500ha, giảm 13,49% so với năm 2020. Trong khi đó, diện tích cây ăn trái của tỉnh đang có xu hướng tăng từ 41.687ha năm 2020 lên 46.800ha vào năm 2025, tương đương tăng 12,3%.
Ông Đoàn Ngọc Thân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho hay: Trong quá trình thực hiện xoay trục, đối với lĩnh vực cây ăn trái thì đơn vị sẽ tập trung xây dựng các mô hình cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, mít, chanh không hạt, bưởi da xanh, xoài, mãng cầu xiêm, khóm... Trong đó, các mô hình phải áp dụng bón phân hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, cũng như các công nghệ mới và bao trái... Qua đây nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn với quy mô lớn.
Cũng theo lãnh đạo ngành khuyến nông tỉnh, đối với cây lúa sẽ xây dựng các mô hình sản xuất lúa áp dụng quy trình đã ban hành theo Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Trong đó, chú ý tận dụng nguồn rơm để trồng nấm nhằm góp phần nâng cao thu nhập, đồng thời thực hiện ủ phân hữu cơ từ rơm sau khi trồng nấm để bón lại cho cây trồng. Song song đó là thực hiện các mô hình kết hợp lúa - màu, lúa - thủy sản (các đối tượng có giá trị kinh tế cao) nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng cho khu vực I hàng năm.
Về giải pháp sản xuất theo hướng “thuận thiên”, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra là chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”. Trong đó, tập trung tổ chức nhân rộng các mô hình giảm giá thành, bón phân thông minh, mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch gắn với thương hiệu; đồng thời phát triển nông nghiệp hàng hóa, tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, một yếu tố quan trọng khác mà đơn vị sẽ tập trung quan tâm là về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, giải pháp được ngành nông nghiệp tỉnh đề ra là dần thay đổi tư duy của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng theo cơ chế thị trường, chú trọng về chất lượng và giá trị gia tăng. Bên cạnh đó là phát triển năng lực kinh tế tư nhân cũng quan trọng như phát triển kinh tế tập thể, trong đó chú trọng phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa. Mặt khác, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Cùng chia sẻ giải pháp trọng tâm của đơn vị đối với ngành nông nghiệp trong thời gian tới, ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho biết: Tới đây, đơn vị sẽ phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh và địa phương trong tỉnh triển khai có hiệu quả Dự án “Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các bon thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ nguồn vay vốn WB” trên địa bàn tỉnh. Theo đó, diện tích lúa được lựa chọn tham gia dự án là 46.000ha, với khoảng 42.270 hộ dân, ước tổng sản lượng lúa đạt được là gần 750.000 tấn/năm. Khi dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trồng lúa áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất tưới ướt khô xen kẽ hoặc rút nước giữa vụ nhờ hệ thống nội đồng được cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, chia sẻ thêm: Ngoài các giải pháp trọng tâm được đề ra như trên thì từ nay đến năm 2030, ngành nông nghiệp tỉnh đã xác định và phấn đấu thực hiện đạt 3 khâu đột phá lớn của ngành, gồm: Phát triển tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm cung ứng, sản xuất giống nông nghiệp và trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp quy mô cấp vùng; đồng thời phát triển kinh tế tập thể, phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp theo mục tiêu đề ra thì đòi hỏi toàn ngành cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hướng về cơ sở cùng với bà con nông dân cố gắng, nỗ lực hơn nữa để đưa nông nghiệp tỉnh nhà vững bước tiến lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2030 là tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt bình quân trên 3%/năm (dự kiến nhiệm kỳ mà Đảng bộ tỉnh đề ra là 3,62%/năm); tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân 5,5-6%/năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 30%; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo đạt trên 70%; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm; phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Bên cạnh đó, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM chiếm 75% (6/8 đơn vị cấp huyện) và phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện (2 đơn vị) đạt chuẩn NTM nâng cao. |
HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·U23 Việt Nam tại U23 châu Á, bài hay còn ở phía trước
- ·Béo bùi đậu hũ nấu kiểu Tứ Xuyên
- ·Hải quan đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ngăn chặn nhập khẩu phế thải
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Hai đơn vị hải quan được Phó Thủ tướng biểu dương
- ·Vĩnh Long: Công khai 126 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 20 tỷ đồng
- ·Hải quan TP.HCM: Đã xử lý xong gần 500 container lốp ô tô tồn đọng tại cảng
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Đánh sập đường dây cá độ bóng đá trực tuyến với số tiền “khủng” tại Đà Lạt
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Nóng giòn bánh mì thịt bò sốt mè kiểu Nhật
- ·Vì sao Công ty XNK Nguyễn Lê chây ỳ gần 7,2 tỷ đồng tiền thuế?
- ·Hải quan Hà Tĩnh: Tín hiệu khả quan từ công tác thu NSNN
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Kết quả bóng đá AC Milan 3
- ·Sinh động ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng
- ·Tổng cục Hải quan hướng dẫn “hậu kiểm” theo Nghị định 59 và Thông tư 39
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Scottie Scheffler vô địch The Masters 2024