Vừa qua,đốimặtsứcéphoàinghimớthi đấu cúp fa M5S và đảng cực hữu Liên đoàn đã nhất trí đề cử Giáo sư luật Giuseppe Conte làm Thủ tướng chính phủ liên minh giữa hai đảng trong các cuộc cuộc tham vấn với Tổng thống Italy Sergio Mattarella. Ông Conte, 54 tuổi, hiện là Giáo sư luật tại Đại học Florence, đồng thời là nhân vật khá thân cận với M5S. Ông cũng là một luật sư và học giả, khá nổi tiếng trong lĩnh vực pháp lý và từng cộng tác với nhiều tạp chí học thuật cũng như các trường đại học nước ngoài. Đáng chú ý nhất, ông là một người theo quan điểm hoài nghi châu Âu. Sau khi chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi sụp đổ năm 2011 ở thời điểm Italy rơi vào đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế, ông Mario Monti, cựu Ủy viên châu Âu, đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng và đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng hà khắc nhằm khôi phục niềm tin thị trường, trong đó có các biện pháp cải cách lương hưu mà cả M5S và đảng cực hữu Liên đoàn đều muốn bãi bỏ. Trong cuộc bầu cử vừa qua, Italy đã chứng kiến sự trỗi dậy của tinh thần dân túy và đi ngược lại những nền tảng đã được hình thành từ trước giữa lúc quốc gia này vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm qua với tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao kỷ lục, kèm theo đó là làn sóng hàng trăm nghìn người di cư đổ vào nước này. Nhiều người dân Italy cảm thấy đất nước mình bị bỏ rơi trong nỗ lực đối phó với làn sóng nhập cư và họ cảm thấy bị vỡ mộng trước EU với những gì đang tồn tại hiện nay. Trong bối cảnh đó, đảng Liên đoàn và M5S đã có khả năng chế ngự nỗi bất bình của người dân. Cuộc bỏ phiếu là sự tức giận, là sự sợ hãi đối với một số người và là hy vọng với số khác, song hơn hết, nó chứng minh rằng những cảm giác này không còn bị nền chính trị truyền thống găm lại. Nhận định về hiện trạng trên, Giáo sư Lorenzo De Sio, tại Đại học Luiss ở Rome cho biết, "70% người bỏ phiếu cho M5S muốn ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và ở lại EU, song không phải là một EU như hiện nay". Theo giáo sư, gần đây, bất kỳ ai chỉ trích châu Âu đều bị gắn mác là một người theo chủ nghĩa dân túy hoặc chống châu Âu. Nhưng thực tế là trong chiến dịch bầu cử vừa qua, ngay cả những đảng ủng hộ châu Âu như đảng Dân chủ trung tả hoặc đảng Forza Italia của cựu Thủ tướng Berlusconi đều tuyên bố sẵn sàng thay đổi chính sách thắt lưng buộc bụng hiện nay của EU. Trên toàn châu Âu, cảm giác vỡ mộng đối với EU cũng phản ánh sự khước từ đối với một tầng lớp chính trị được thiết lập lâu nay. Và cảm giác này đặc biệt mạnh mẽ ở Italy, nơi những thành phần chính trị được gọi là "tầng lớp" bị cho là tham nhũng và hoạt động kín tiếng trong hàng chục năm qua. Theo Giáo sư De Sio: "Có một sự khước từ tầng lớp chính trị cũ do hoạt động yếu kém, và các biện pháp mà các chính quyền tiền nhiệm áp dụng đã không đem lại sự hồi phục kinh tế như mong đợi. Cuộc bỏ phiếu cũng cho thấy mong muốn thay đổi một tầng lớp chính trị không hiệu quả". Giới chức châu Âu hiện đang quan ngại về khả năng một chính phủ dân túy sẽ sớm được thành lập ở Italy. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo "nếu chính phủ mới ở Italy không tôn trọng các cam kết của nước này về vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách và việc củng cố các ngân hàng, sự ổn định tài chính của toàn bộ khu vực đổng tiền chung châu Âu sẽ bị đe dọa”. Công luận Italy và châu Âu hiện đang dõi theo các động thái mang tính quyết định của Tổng thống Mattarella trong những ngày tới do Tổng thống sẽ là người có tiếng nói cuối cùng. Nếu Tổng thống vẫn không nhất trí về một chính phủ liên minh giữa M5S và đảng Liên đoàn, một chính phủ theo dạng kỹ trị sẽ được thành lập và Italy có thể phải tổ chức lại tổng tuyển cử vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. |