【soi kèo botafogo】Chủ tịch Quốc hội giải thích việc thí điểm cơ chế đặc thù cho 4 địa phương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tổ.

Sáng 22/10,ủtịchQuốchộigiảithíchviệcthíđiểmcơchếđặcthùchođịaphươsoi kèo botafogo Quốc hội thảo luận tại tổ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, cũng có ý kiến đặt vấn đề vì sao địa phương này có cơ chế đặc thù, còn địa phương khác không có.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thể chế chính sách của nước ta là thống nhất, nhưng trong quá trình phát triển cần thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách mới. Nếu kết quả thí điểm cho thấy hiệu quả, phù hợp thì có thể nhân rộng trong toàn quốc, nâng chính sách, pháp luật lên một chuẩn mới và sẽ tiếp tục thí điểm để lên chuẩn mới cao hơn nữa.

"Đây là quá trình liên tục để đáp ứng yêu cầu phát triển chứ không phải chỉ những địa phương này mới được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù. Thí điểm ở một số địa phương, nhưng cũng vì mục tiêu chung cho quản trị của quốc gia. Quá trình thí điểm tốt, hiệu quả thì sẽ tổng kết, đánh giá và trở thành quy định có tính phổ quát chung và tiếp tục phát triển cao hơn nữa”, ông nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước: với những địa phương có tiềm năng, có khả năng phát triển trở thành đầu tàu, động lực thì có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để tạo điều kiện thúc đẩy các địa phương này phát triển, đồng thời tạo tác động lan tỏa cho các địa phương khác, cho cả nước. Còn với các địa phương có điều kiện khó khăn hơn thì có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ vươn lên, rút ngắn khoảng cách phát triển với các địa phương khác. 

Với 4 địa phương trên, Chủ tịch Quốc hội thông tin, Bộ Chính trị đều đã có các Nghị quyết riêng về phát triển các địa phương này trên cơ sở cân nhắc rất kỹ lưỡng các điều kiện, tiềm năng, thế mạnh, đặc thù, yêu cầu phát triển. Các dự thảo Nghị quyết lần này của Quốc hội đều nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương lớn tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Trung ương về các địa phương này.

Phân tích sự cần thiết có cơ chế đặc thù cho từng địa phương, với  Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là địa phương nằm trong tam giác phát triển của phía Bắc, một trong những cực tăng trưởng của phía Bắc đã có những bứt phá mạnh mẽ trong thời gian gần đây cả về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới…

Hải Phòng hiện đã triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao với suất đầu tưtừ 135 - 180 tỷ đồng cho một xã, những huyện có khả năng lên quận thì mức đầu tư còn cao hơn nữa. 9 tháng đầu năm nay, trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, nhưng Hải Phòng vẫn tăng trưởng 12,28%. Cả nước đang phấn đấu đến năm 2030 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 5 - 7.000 USD, thì Hải Phòng đặt mục tiêu vượt 16.000 USD.

Nhu cầu phát triển của Hải Phòng rất lớn. Tầm nhìn của Hải Phòng đến năm 2045 không chỉ là cực tăng trưởng nữa mà trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước; phấn đấu là một trong những địa phương hoàn thành sớm nhất mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành thành phố tầm cỡ trong khu vực.

Đối với Thừa Thiên Huế, theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, trước đây đã có Nghị quyết đặt mục tiêu đưa tỉnh này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Sau 10 năm thực hiện, Thừa Thiên Huế đã đạt được những bước phát triển tốt. Tuy nhiên, khu vực nông thôn, như huyện miền núi A Lưới, có xuất phát điểm và hạ tầng rất khó khăn, khó có thể đạt tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, Bộ Chính trị đã có quyết sách mới, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương với cốt lõi là cố đô Huế. Và như vậy, các tiêu chí của thành phố di sản trực thuộc Trung ương cũng sẽ khác và cần có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ Thừa Thiên Huế đạt được mục tiêu đó.

Còn với Thanh Hoá, vừa qua, tỉnh đã trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết phấn đấu trở thành một cực trong tứ giác phát triển ở khu vực phía Bắc bao gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa. Bên cạnh đó, khu vực miền Tây Thanh Hóa còn rất khó khăn như huyện Mường Lát hiện vẫn rất khó khăn.

Nghệ An cũng tương tự như vậy. Diện tích lớn nhất, dân số đứng thứ tư cả nước, có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, nhất là các huyện miền tây Nghệ An. Thanh Hóa và Nghệ An cũng là hai địa phương khởi đầu của phong trào xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản và hiện đang được nhân rộng ra cả nước. Đây là sáng kiến rất đặc thù của hai địa phương này.

Từ điều kiện và yêu cầu phát triển thực tiễn của từng nơi, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho các địa phương tiếp tục phát triển.

Liên quan đến các cơ chế được đề xuất, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, về phân quyền, phân cấp, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chỉ phân quyền, phân cấp một cấp và có kèm theo điều kiện trình tự, thủ tục rất chặt chẽ. Theo đó, các nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng có thể phân cấp cho địa phương; thẩm quyền của Chính phủ có thể phân cấp cho Thủ tướng; thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể phân cấp cho Chính phủ còn thẩm quyền của Quốc hội có thể phân cấp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Không có việc phân cấp, ủy quyền đến 2-3 cấp vì sẽ phá vỡ nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Cùng với đó, trình tự, thủ tục phân cấp, ủy quyền, điều kiện phải rất chặt chẽ, bảo đảm công khai, minh bạch để quản lý được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Các cơ chế đặc thù, nếu được Quốc hội đồng ý thông qua theo quy trình rút gọn tại Kỳ họp này, theo Chủ tịch Quốc hội, sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của các địa phương, đồng thời cũng góp phần hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và phục hồi phát triển trong thời gian tới vì ở đây không chỉ có vấn đề nguồn lực mà còn có các cơ chế, chính sách, thể chế rất quan trọng. 

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
下一篇:Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng