【trận paderborn】Doanh nhân thêm tin tưởng mở rộng đầu tư, kinh doanh
Nền kinh tếđang cần rất nhiều doanh nghiệpmạnh. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa của Tập đoàn TH. Ảnh: Đức Thanh |
Kỷ lục mới...
Ông Trần Đình Thiên,ânthêmtintưởngmởrộngđầutưtrận paderborn thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng dự báo, kỷ lục mới về số doanh nghiệp thành lập trong năm nhiều khả năng sẽ được thiết lập, với con số hơn 136.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường của năm 2019.
“Nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, không tạo niềm tin trong môi trường kinh doanh, thì không có cách nào buộc nhà đầu tưđổ tiền vào nền kinh tế. Nên kỷ lục về doanh nghiệp thành lập mới là minh chứng rõ nhất cho những thành công trong điều hành kinh tế của Chính phủ”, ông Thiên lý giải.
Đây là năm thứ ba liên tiếp, kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới được phá. Không chỉ về số lượng, quy mô doanh nghiệp cũng được cải thiện. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 12,4 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, 3 năm qua là thời điểm “hoàng kim” với những dự ánlớn của doanh nghiệp tư nhân. “Cảm giác về những doanh nghiệp “thoắt ẩn, thoắt hiện” đã được thay thế bằng sự ra mắt nhiều doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn, dự án lớn. Điều này có công lớn của cách tiếp cận đường lối chính sách là coi doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng. Chính phủ, các bộ, ngành đều rất quyết liệt trong thực hiện”, ông Thiên bình luận.
Tất nhiên, kết quả trên không đến từ những nỗ lực của riêng năm 2019. Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) muốn nhắc tới “điều chưa từng có trong lịch sử” là sự có mặt liên tiếp của 5 phiên bản Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/2019/NQ-CP về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó là 2 nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm chi phí doanh nghiệp.
“Khi chúng tôi kiến nghị Chính phủ phương án xác định chỉ tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh của các ngành, lĩnh vực vào năm 2018, nhiều người cho đó là đề xuất không tưởng, vì sẽ gây sức ép rất lớn lên các bộ, ngành. Nhưng Chính phủ đã chấp nhận và có chương trình hành động rất cụ thể. Kết quả là năm 2019 có những cải thiện về điểm số rất rõ ràng trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh toàn cầu”, ông Hiếu nói.
Doanh nghiệp cũng cảm nhận sự thay đổi này. Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về kết quả thực hiện Nghị quyết 02/2019/NQ-CP được thực hiện năm 2019 cho thấy, năm 2018, chỉ còn 48% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, thay vì 58% của năm 2017. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép cũng giảm từ 42% xuống còn 34%.
... nhưng doanh nghiệp có thể làm nhiều hơn
Tỷ lệ 48% số doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, dù đã giảm so với trước, vẫn là con số là khá cao, bởi nếu nhân với hơn 714.000 doanh nghiệp hiện nay, thì có đến gần 350.000 doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó.
Tương tự, có 43% doanh nghiệp còn than phiền qua VCCI rằng, thủ tục giấy tờ phức tạp vẫn là vướng mắc.
Đáng lưu ý là, những khó khăn không chỉ xuất hiện ở những văn bản được ban hành từ trước. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản được ban hành tháng 3/2019 đã liệt kê từng cái kìm, cờ lê, mỏ lết… là điều kiện một cơ sở đóng tàu cá phải có.
“Việc cơ quan nhà nước liệt kê từng trang thiết bị có thể vừa thừa, vừa thiếu. Nếu cơ quan nhà nước không áp dụng biện pháp liệt kê, mà lại quy định định tính, thì có nguy cơ không đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch của quy định. Đáng tiếc là, các quy định kiểu như vậy vẫn không hiếm, có thể thấy trong các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, điều kiện sản xuất phân bón. Có cả quy định yêu cầu doanh nghiệp có phương án kinh doanh, trong khi đây là quyền của doanh nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) phân tích.
Theo quy định của Luật Đầu tư, các điều kiện được ban hành nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều này được hiểu là, các quy định về điều kiện nhằm hướng tới bảo đảm các trật tự công mà những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số ngành, nghề có thể tác động tới nếu không bị kiểm soát. Nhưng việc thực thi của nhiều bộ, ngành đã đi quá nội hàm này, tạo ra rào cản vô cùng lớn cho doanh nghiệp.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, chính những rào cản này tạo ra nguy cơ làm thui chột ý tưởng sáng tạo của doanh nghiệp, khiến họ do dự khi gia nhập thị trường, do dự trước các quyết định đầu tư lớn.
“Khi Thủ tướng Chính phủ nói về khát vọng đưa Việt Nam thành quốc gia hùng cường, tôi tin là Thủ tướng và Chính phủ cũng thấy rõ, nếu không có doanh nghiệp vững mạnh, có khả năng cạnh tranh thì không thể thực hiện khát vọng này. Nền kinh tế đang cần rất nhiều doanh nghiệp mạnh”, ông Cung nói.
Sáng nay (23/12), Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - Hội nhập, hiệu quả, bền vững” diễn ra tại Hà Nội. Phát biểu trong cuộc họp báo trước thềm Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, qua Hội nghị lần này, sẽ có thêm nhiều giải pháp mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
“Sắp tới, chúng ta sẽ tiến hành tổng kết Nghị quyết 35 và chúng tôi sẽ trình Chính phủ nghị quyết mới để hỗ trợ doanh nghiệp qua các hoạt động tích cực nhất. Vừa qua, Đảng đã ban hành 3 Nghị quyết rất quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân, về doanh nghiệp nhà nước và về thu hút đầu tư nước ngoài. Các nghị quyết này sẽ thúc đẩy cả 3 khu vực kinh tế cùng phát triển”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Tổng cục Thuế chỉ đạo giám sát chặt thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu
- ·Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2022
- ·Giá vàng giảm, mua từ đầu tháng 5 lỗ 300.000 đồng/lượng
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo
- ·Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu thu ngân sách
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2022 (từ ngày 7/11 đến 13/11)
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Phát hành 20 triệu tem điện tử rượu nhập khẩu
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Cục Thuế Quảng Ninh đẩy mạnh chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử
- ·Hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài sản của các công ty liên quan đến Phan Văn Anh Vũ
- ·Xác định mã HS của sản phẩm nhập khẩu
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Ra mắt lần đầu, Phở Story gây ấn tượng với thực khách Hàn
- ·Nhập về ồ ạt, gà ngoại siêu rẻ 'cướp sân', đè bẹp gà nội
- ·Sử dụng hóa đơn trong trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á
- Thị trường Hong Kong dẫn dắt chứng khoán châu Á đi lên chiều 4/2
- Giám đốc Tài chính SSI: Tin đồn SSI bị tạm ngưng cấp phép tăng vốn là không có căn cứ
- Công an Đồng Nai triệt phá đường dây làm giả giấy tờ bằng cấp quy mô lớn liên tỉnh
- Di sản Hồ Chí Minh, kho báu của dân tộc Việt Nam
- Quảng Điền thu về 400 đơn vị máu tình nguyện đợt 2 năm 2023
- Đón chờ màn ra quân của đội tuyển U20 Việt Nam ở Cúp bóng đá U20 châu Á 2023
- HLV Australia tuyên bố thắng Việt Nam, vào chung kết U20 châu Á
- Không để hóa chất nhập khẩu vào nội địa khi chưa có giấy phép
- Hương Trà huy động các nguồn lực cho Quỹ “Vì người nghèo”