【bxh vl wc nam my】Bi hài chuyện thi giáo viên giỏi
Chuyện thi tay nghề giỏi thì ngành nào,ệnthigiaacuteoviecircngiỏbxh vl wc nam my lĩnh vực nào cũng thực hiện chứ không riêng gì ngành giáo dục. Tuy nhiên, do tính hình thức quá mức của thi giáo viên giỏi mà rất nhiều thầy cô giáo không khỏi ngán ngẩm. Chia sẻ việc này, một giáo viên tiểu học ở thị xã Đồng Xoài cho biết: Trước đây, giáo viên đăng ký thi cấp thị xã thì đến ngày thi chỉ cần bốc thăm bài dạy, đạt yêu cầu là được công nhận. Sau nhiều “cải tiến, cải lùi”, nay cuộc thi diễn ra với nhiều yêu cầu không thiết thực. Đầu tiên là thi lý thuyết, đạt yêu cầu mới tiếp tục được thi thực hành và mỗi thí sinh đăng ký dự thi phải có 1 sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo viên bây giờ không còn “nhàn” như thời ngành giáo dục ít “cải cách”. Dù theo quy định, họ có 3 tháng nghỉ hè nhưng những “việc không tên” của ngành đã “ngốn” gần hết thời gian nghỉ hè của họ. Nào hầm bà lằng hồ sơ, sổ sách trước năm học cũng như suốt năm học; nào bồi dưỡng kiến thức hè; bồi dưỡng thường xuyên mà năm nào giáo viên cũng chỉ viết đi viết lại mấy cái modul... Năm nay, giáo viên bậc THCS lại phải tập huấn về đổi mới kiểm tra, đánh giá và tập huấn phần mềm soạn giảng nên ngoài thời gian lên lớp, giáo viên mất rất nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức.
Cô N.T.H.M, giáo viên dạy môn Vật lý tại một trường THCS ở thị xã Đồng Xoài phàn nàn: Vô lý nhất trong việc thi giáo viên giỏi là bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm. Cô M cho rằng, ngay cả các giáo sư, tiến sĩ thuộc các ngành chuyên về nghiên cứu khoa học thì cũng phải mất đôi ba năm mới có thể ra được 1 sáng kiến. Vậy mà ngành giáo dục lại đòi năm nào giáo viên từ mầm non đến THPT cũng phải có sáng kiến mới được thi giáo viên giỏi và được xét công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Để đáp ứng yêu cầu vô lý này, giáo viên buộc phải đối phó bằng rất nhiều cách. Trong gia đình, dòng họ hoặc bạn bè mà dạy cùng khối, cùng cấp, cùng môn, họ sẽ “chia sẻ sáng kiến” với nhau. Ai không chia sẻ được thì lên mạng tìm. Rồi cũng xong hết, bởi từ trước tới nay ở trường cô chưa có “sáng kiến” nào không đạt yêu cầu cả!
Bất hợp lý nữa, theo cô M là việc thi lý thuyết. Ở nhiều cụm thi, tất cả giáo viên giảng dạy ở các môn học khác nhau được thi chung một đề. Với những câu hỏi thuần túy ghi nhớ máy móc như: quyền và trách nhiệm của nhà giáo được quy định trong Luật Giáo dục; cách tính điểm của học sinh theo Thông tư số 58 (Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT) của Bộ GD-ĐT; những quyền và trách nhiệm của học sinh được quy định trong Điều lệ trường THPT... kết hợp với việc giải quyết những tình huống sư phạm được lấy từ nhiều nguồn trên internet. Và để trả lời những câu hỏi này, nhiều giáo viên buộc phải lật tài liệu để ghi chép. Trong thực tế, có rất nhiều giáo viên thực sự giỏi chuyên môn nhưng do không “thuộc lòng” các thông tư, nghị định về ngành nên không qua được vòng thi lý thuyết, và đương nhiên không được thi thực hành. Cô M cho rằng, qua kết quả giảng dạy nhiều năm, qua những tiết thao giảng, dự giờ, ban giám hiệu sẽ biết giáo viên nào dạy giỏi. Vậy mà có giáo viên đã hơn 20 năm trong nghề, dạy giỏi, nhiều tâm huyết với học sinh vẫn phải “nặn ra sáng kiến” để được xét nâng lương khi đến kỳ hạn và được xét chiến sĩ thi đua cấp cơ sở...
Việc đáp ứng các yêu cầu để thi giáo viên giỏi các cấp mất rất nhiều thời gian, công sức, thu nhập. Giáo viên phải bỏ lớp, bố trí người dạy thay trong những ngày bản thân ôn luyện hoặc đi thi. Tốn kém, vất vả là thế nhưng khi đạt giáo viên giỏi rồi thì quyền lợi cũng chẳng đáng là bao, ví như có lần giáo viên giỏi cấp thị được thưởng... 200 ngàn đồng. Thế nên, cho dù không phải là tất cả nhưng nếu không vì phấn đấu của từng cá nhân cụ thể để được nâng lương, làm tổ trưởng chuyên môn; phấn đấu lên hiệu trưởng, hiệu phó và cả phấn đấu để đạt tập thể lao động tiên tiến, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia... thì chỉ rất ít giáo viên muốn đăng ký thi giáo viên giỏi. Vì thế, ở nhiều trường, ban giám hiệu phải gặp gỡ, động viên, giao các tổ trưởng chuyên môn làm công tác tư tưởng cho giáo viên trong tổ. Thế vẫn không ăn thua nên có trường, ban giám hiệu phải ấn định từng tổ, từng khối phải có đủ số người đăng ký thi. Đầu tiên, những giáo viên là đảng viên bắt buộc phải đăng ký, sau đến giáo viên giữ các chức vụ kiêm nhiệm như công đoàn, đoàn thanh niên, chữ thập đỏ... phải gương mẫu tham gia. Và cũng vì thế, nhiều giáo viên vẫn đăng ký thi giáo viên giỏi nhưng làm bài theo kiểu “trả nợ quỷ thần”. Có giáo viên làm bài thi trắc nghiệm nhưng chỉ làm cầm chừng vài câu đúng, còn lại chọn đáp án sai, chỉ cần đạt 5 điểm để không bị nhà trường phê bình và để chắc chắn mình... sẽ rớt!
Ngoài những bất hợp lý trong quy trình thi giáo viên giỏi thì tại các trường phổ thông hiện nay có quá nhiều hội thi, kỳ thi chồng chéo nên giáo viên luôn phải làm việc trong tình trạng quá tải. Việc giáo viên tự “đánh rớt” mình là cách phản kháng có phần tiêu cực, nhưng suy cho cùng họ cũng chỉ là nạn nhân của tình trạng “bội thực” các kỳ thi.
Để việc thi giáo viên giỏi thực sự mang lại ý nghĩa cả cho bản thân người thi và ngành giáo dục thì trước hết, ngành phải loại bỏ dần những cuộc thi chồng chéo, không hữu ích. Cho dù là thi giáo viên giỏi hay bất cứ cuộc thi nào cũng phải hướng tới tính thiết thực của ngành. Không nên môn nào cũng thi, cũng phát động dẫn đến sự quá tải cho giáo viên. Nếu tổ chức hội thi gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà vẫn đánh giá được thực chất năng lực của người tham gia và ghi nhận năng lực ấy thì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của rất nhiều người và sẽ không còn những chuyện bi hài như giáo viên tự làm cho mình rớt!
Thảo Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Giải quyết được giá khám chữa bệnh, vận hành bệnh viện công sẽ tường minh
- ·Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cam kết nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Trình Quốc hội phê chuẩn các ông Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang làm Phó Thủ tướng
- ·Diễn biến ngày thứ 9 việc đưa thi thể bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông
- ·'Tổng Bí thư thăm, làm việc với TP.HCM' đứng đầu 10 sự kiện nổi bật
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Diễn biến ngày thứ 9 việc đưa thi thể bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Cựu Bí thư Đồng Nai: 'Truy tố bị cáo nhận hối lộ là đúng người, đúng tội'
- ·Quốc hội nhất trí tiếp tục thực hiện chính sách trong phòng dịch Covid
- ·Người dân có thể tới các trung tâm đăng kiểm ở tỉnh lân cận khi Hà Nội quá tải
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Tài xế nói uống rượu từ buổi trưa, tối vẫn vi phạm gấp 1,7 lần mức ‘kịch khung’
- ·Bộ Quốc phòng ra mắt Đội Công binh số 2 tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
- ·Hành trình vượt hơn 300km bắt đối tượng cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 56 tỷ
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·'Tổng Bí thư thăm, làm việc với TP.HCM' đứng đầu 10 sự kiện nổi bật