Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật của Cục trong 10 năm qua?ụcĐiềutiếtđiệnlựcĐồnghànhcùngthịtrườngđiệlichj c2 Trong 10 năm qua, Cục Điều tiết lực đã hoàn thành cơ bản công tác xây dựng khung pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, cụ thể: Đã chủ trì xây dựng 142 văn bản quy phạm pháp luật (1 luật, 3 nghị định, 6 quyết định của Thủ tướng Chính phủ...). Cục đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về điều tiết hoạt động điện lực, kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách mới nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chủ trì xây dựng nhiều Đề án quan trọng như: Tái cấu trúc ngành điện phục vụ thị trường phát điện cạnh tranh; thiết kế tổng thể thị trường phát điện cạnh tranh... Đặc biệt trong 10 năm qua, Cục Điều tiết điện lực đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công tác quy hoạch điện lực, giám sát cân bằng cung cầu điện năng như: Chủ trì thẩm định, trình phê duyệt và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong toàn quốc giai đoạn 2006- 2010 có xét đến 2015; giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020; tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện; chủ trì tổ chức thực hiện Dự án Tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm... Hiện thị trường điện chuẩn bị bước sang cấp độ 2, vậy ông có thể khái quát những nét chính về thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh vừa được Bộ Công Thương phê duyệt? Việc Bộ Công Thương ký Quyết định 8266/QĐ-BCT phê duyệt chính thức thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) là dấu mốc quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để tiến hành hàng loạt các nhiệm vụ tiếp theo như xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị… Trong thị trường phát điện cạnh tranh hiện nay, các đơn vị phát điện cạnh tranh với nhau để bán cho người mua duy nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Sau đó, EVN sẽ bán lại cho 5 tổng công ty phân phối - bán lẻ. Khi chuyển sang thị trường VWEM, các đơn vị phát điện sẽ được tự do lựa chọn bán điện cho 5 tổng công ty phân phối, đơn vị mua buôn- bán lẻ mới thành lập và các khách hàng lớn như các khu công nghiệp, nhà máy xi măng, thép... có đấu nối trực tiếp vào lưới điện truyền tải.
Theo thiết kế chi tiết thị trường VWEM đã được phê duyệt, các khách hàng lớn đủ điều kiện sẽ được trực tiếp mua điện từ các đơn vị phát điện. Trong giai đoạn đầu, dự kiến sẽ cho phép các khách hàng lớn có đấu nối lưới truyền tải được trực tiếp tham gia thị trường bán buôn cạnh tranh. Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng được đáp ứng, có thể xem xét mở rộng cho các khách hàng lớn khác được phép tham gia. Như vậy, phạm vi cạnh tranh trong ngành điện đã được mở rộng ở cả khâu phát điện và mua buôn điện. Việc hình thành thị trường VWEM sẽ tạo động lực để các Tổng công ty Điện lực tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi đó, doanh nghiệp và người dân sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện với mức giá điện hợp lý, minh bạch. Việc đưa thị trường VWEM vào vận hành sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển tiếp lên cấp độ thị trường bán lẻ điện, đưa cơ chế cạnh tranh vào tất cả các khâu của ngành điện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Cục Điều tiết điện lực sẽ nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Bộ Công Thương ban hành các quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện kinh tế- kỹ thuật- tài chính đối với khách hàng lớn tham gia thị trường điện theo từng giai đoạn phát triển của thị trường VWEM; ban hành quy trình và hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia thị trường, đồng thời Cục cũng sẽ xây dựng dự thảo trình Bộ Công Thương ban hành các văn bản pháp lý cần thiết để khuyến khích khách hàng lớn tham gia thị trường điện theo nguyên tắc công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử. Trong thị trường VWEM, số lượng khách hàng sẽ tăng lên đáng kể. Vậy khả năng đáp ứng nhu cầu ra sao? Về lý thuyết, số lượng khách hàng sẽ tăng lên nhưng cũng sẽ có nhiều nhà máy điện tham gia thị trường. Hiện nay, mới có 60 nhà máy tham gia trực tiếp thị trường, chiếm khoảng 42% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Trong thời gian tới, Cục Điều tiết điện lực sẽ đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị mới phát điện tham gia thị trường điện. Chúng tôi cũng sẽ sớm xem xét, trình Bộ Công Thương phê duyệt Đề án đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu tham gia thị trường điện, giao EVN đàm phán thương thảo để đưa các nhà máy điện BOT trực tiếp tham gia thị trường điện. Với các biện pháp này chúng tôi tin tưởng sẽ tăng tối đa các nhà máy điện đủ điều kiện tham gia thị trường điện. Cùng với việc mở rộng số lượng khách hàng mua điện thì chắc chắn giá mua bán điện trên thị trường điện sẽ phản ánh đúng quan hệ cung cầu. Với thiết kế này, các khách hàng lớn tham gia thị trường bán buôn điện được mua điện theo giá thị trường. Các khách hàng mua điện còn lại sẽ tiếp tục mua điện từ các tổng công ty điện lực theo biểu giá bán lẻ điện thống nhất toàn quốc như hiện tại. Trong thị trường VWEM, các đơn vị phát điện phải cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí, chào giá thấp đến mức có thể để được huy động nhiều hơn. Còn các đơn vị phân phối cũng phải tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ để cạnh tranh. Các thành phần chi phí này sẽ phản ánh một cách minh bạch và hiệu quả trong biểu giá bán lẻ điện của khách hàng sử dụng điện. Hiện, Cục Điều tiết điện lực đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu để trình các cấp thẩm quyền về việc sửa đổi Quyết định 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó sẽ tập trung vào 4 nội dung chính: Điều chỉnh cơ chế giá bán lẻ phù hợp với thiết kế của thị trường bán buôn điện; giá điện phản ánh được biến động của các thông số đầu vào trên thị trường như giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu nguồn huy động; chi phí mua điện trên thị trường điện là một yếu tố đầu vào để xác định giá bán lẻ điện; hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được tiếp tục hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt. Việc điều chỉnh giá điện sẽ được thực hiện theo cơ chế thị trường, qua đó bảo đảm đồng thời các mục tiêu là điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, từng bước mở rộng cạnh tranh đến các khâu trong dây chuyền sản xuất- kinh doanh điện; thực hiện chủ trương chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và nhà nước là hỗ trợ trực tiếp tiền điện cho các hộ gia đình nghèo, hộ chính sách... Xin cảm ơn ông!
|