Tại buổi họp báo chiều 7/10,àybìnhthườngmớidoanhnghiệphoạtđộnglạithêmcôngnhânvàoguồngsảnxuấnhận định bodo glimt ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng BCĐ Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết, ngày càng nhiều DN, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động trở lại. Điều này giúp phục vụ sản xuất kinh doanh thuận lợi, đáp ứng nhu cầu người dân, tạo nhiều công ăn việc làm. Cụ thể, từ ngày 1-3/10, số DN hoạt động trở lại là 5.279 doanh nghiệp, đến ngày 6/10 con số tăng lên 9.200 DN.
Hoạt động tại các khu chế xuất, khu công công nghiệp (với khoảng 288.000 công nhân), trước 1/10 có khoảng 70.000 lao động làm việc, tỷ lệ đạt 24,3%. Đến 6/10, đã có 164.000 lao động làm việc, đạt 56,8%. DN hoạt động là 972, tương đương gần 69%.
Tại khu công nghệ cao (với tổng số khoảng 50.000 công nhân), trước 1/10 có 25.000 người làm việc 3 tại chỗ, qua 6 ngày thì có 27.300 công nhân làm việc trở lại, đạt tỷ lệ 54,6%. Có 88/118 DN hoạt động tại đây, tương đương 74%.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại TP.HCM đang dần phục hồi nhưng việc thiếu nguồn lao động sẽ gây khó khăn lớn (ảnh: Phong Anh) |
Tuy nhiên, theo ông Hải, số lao động mới chỉ đạt 56,8% và 54,6% đây là bài toán lớn đối với TP do nhiều người đã về quê. “Thành phố trân trọng, ghi nhận người lao động vì đã tạo ra của cải vật chất, thành phố có mong muốn mời người lao động ở lại”, ông Hải nói.
Mới đây, tại một buổi tọa đàm trực tuyến về nguồn nhân lực, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - ông Lê Minh Tấn, thông tin, 5 tháng qua, số lượng lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp là trên 100.000 người. Số công nhân dừng hoạt động khoảng 500.000 người. Những người này đã có thời gian dài bám trụ tại TP nhưng hiện nhu cầu xin về quê rất nhiều.
Cũng tại tọa đàm, Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba), cho hay, hiện, có tới khoảng gần 30% lao động bị mất việc làm. Trong đó ngành da giày giảm rất sâu ở mức 62%; ngành dệt may giảm 42,6%; ngành dịch vụ lưu trú (khách sạn) giảm 37%; ngành dịch vụ ăn uống giảm 38%. Số lượng lao động phải dời TP về quê để phòng chống dịch và nương nhờ gia đình ước tính vài trăm nghìn người.
“Một bộ phận người lao động do bị tác động của đại dịch có tâm lý hoảng loạn, sang chấn tâm lý, không muốn quay lại doanh nghiệp làm việc, hoặc về tỉnh rồi thì không muốn quay lại thành phố tiếp tục làm việc. Đây sẽ là khó khăn lớn khi doanh nghiệp phục hồi sản xuất trở lại, có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ phục hồi kinh tế thành phố trong thời gian tới”, đại diện Huba nói.
Trần Chung - Hồ Văn
Hàng vạn người kéo nhau về quê, lấy ai cứu doanh nghiệp
Hàng nghìn lao động chấp nhận về quê hương, bỏ lại sau lưng giấc mơ lập nghiệp tại thành phố. Hệ lụy kéo theo là tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt nhân công để khôi phục sản xuất trong "bình thường mới".