BP - Theắcbệkèo bóng đá u19 châu âuo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 1-10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.090 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, tăng 301% so cùng kỳ năm 2016. Cả 11/11 huyện, thị xã đều có số ca mắc, tăng so cùng kỳ năm 2016. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng, Hớn Quản, Đồng Phú, Chơn Thành... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh và chưa có trường hợp nào tử vong do bệnh tay - chân - miệng gây ra. Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Bệnh tay - chân - miệng phát triển mạnh từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12 hằng năm. Hiện tượng mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện cho vi rút gây bệnh phát triển mạnh. Các khu nhà trọ ẩm thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh thường lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường miệng... Bệnh dễ trở nên nguy hiểm với các biến chứng như: Suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê, co giật dẫn đến tử vong trong 48 giờ. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là các cháu đang đi nhà trẻ, mẫu giáo. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, lau sạch nhà cửa, đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn CloraminB 2%. Khi trẻ bị bệnh phải cách ly tại nhà, không cho trẻ đến trường trong tuần đầu bị bệnh. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là thiếu kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; mua hóa chất CloraminB, xà phòng cấp cho các trường mầm non, mẫu giáo... Minh Luận |