【kết quả az alkmaar】Phát triển bền vững, chủ động hội nhập
Tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh vùng Đông Nam bộ ngày 23-4,áttriểnbềnvữngchủđộnghộinhậkết quả az alkmaar Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông khẳng định rằng vùng Đông Nam bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về mọi mặt của cả nước. Đây cũng là vùng hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, tăng trưởng của vùng đang có dấu hiệu chậm lại, xuất hiện những thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của đầu tàu kinh tế. Đó là hạ tầng kết nối chưa tương xứng, khoa học công nghệ chưa có đóng góp lớn cho đổi mới sáng tạo, nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, ô nhiễm môi trường, thiếu nhà ở…
Thời gian gần đây, Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, chương trình hành động nhằm đưa vùng Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước. Để có cơ sở khắc phục các tồn tại, phát huy tiềm năng, lợi thế và thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Trung ương đặt ra, việc điều chỉnh, bổ sung các giải pháp, chính sách đặc thù cho vùng là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Hội nghị đã đề ra 5 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ, gồm đầu tư hạ tầng giao thông kết nối và huy động nguồn lực; khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khu công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ chế chính sách về phân cấp điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, phát triển nhà ở xã hội. Các chính sách này rất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành và cả vùng, góp phần tháo gỡ tồn tại, phát huy hiệu quả quy hoạch tỉnh và quy hoạch vùng, thực hiện tốt các nhiệm vụ Trung ương đặt ra với vùng.
Hòa cùng mục tiêu tăng trưởng của vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương quy hoạch phát triển theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, Bình Dương sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển.Cùng với đó, Bình Dương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, huy động tối đa nguồn nội lực, kết hợp hài hòa với ngoại lực để phát triển nhanh, bền vững, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.
KHẢI ANH