【bxh cup fa】Thực hiện Nghị quyết 19
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương với phóng viên TBTCVN.
* PV: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,ựchiệnNghịquyếbxh cup fa giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, đặt ra mục tiêu năm 2018 phải hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Ông đánh giá thế nào về yêu cầu này?
- Ông Nguyễn Đình Cung: Trước hết có thể thấy, sau 4 năm thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục được cải thiện. Đơn cử như, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016, môi trường kinh doanh tăng 14 bậc… Tuy nhiên, những cải thiện về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra. Thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với nhiều nước trong khu vực. Một số ngành, lĩnh vực, địa phương còn chưa thực sự chủ động, quyết liệt và kết quả đạt được còn hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh… Trước thực tế đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP để đẩy mạnh hơn nữa về yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Một trong những điểm trọng tâm của Nghị quyết 19-2018/NQ-CP là Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% ĐKKD thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong năm 2018. Tuy nhiên, đối với yêu cầu này có thể thấy, hiện nay tốc độ thực hiện còn tương đối chậm, bởi hiện mới chỉ có 1 bộ (Bộ Công thương) đã ban hành nghị định về cắt giảm các ĐKKD, các bộ, ngành khác vẫn đang trong quá trình thực hiện.
|
Mặt khác, quan trọng hơn, qua rà soát những phương án cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD mà nhiều bộ, ngành đề xuất chúng tôi nhận thấy, nhiều ĐKKD của nhiều bộ, ngành đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa chưa thực chất (tức là vẫn còn tình trạng gộp nhiều ĐKKD trong một ĐKKD hay chỉ là thao tác gạch một vài từ, cụm từ trong ĐKKD …). Vì vậy, giám sát việc thực hiện yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa 50% ĐKKD không chỉ ở số lượng mà quan trọng là chất lượng, thì mới thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
* PV: Nghị quyết 19-2018/NQ-CP cũng đặt ra mục tiêu giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan… Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu này?
- Ông Nguyễn Đình Cung: Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, thể hiện ở việc chúng ta đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do lớn trên thế giới và trong khu vực. Theo đó, chúng ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ, hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt hơn 400 tỷ USD. Do đó, những điều kiện quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng cần có những cải cách mạnh mẽ.
Nghị quyết 19-2018/NQ-CP đặt mục tiêu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 – 27% hiện nay xuống còn dưới 10%. Để làm được điều này thì phải giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một đơn vị. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu vẫn chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý khác nhau, dẫn đến thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu còn tương đối dài.
Vì vậy, nếu thực hiện tốt yêu cầu giảm số hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành cũng như rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa những cơ hội trong kinh doanh, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
* PV: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương… trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà Nghị quyết 19-2018/NQ-CP đặt ra?
- Ông Nguyễn Đình Cung:Dư luận đã nhiều lần đề cập đến tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, khi thực hiện những nghị quyết mà Chính phủ đề ra. Điều đó cho thấy, vẫn còn những bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện để hoàn thành những nhiệm vụ trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh chung của quốc gia.
Để từng bước khắc phục tình trạng này, trong Nghị quyết 19-2018/NQ-CP đã tạo sức ép lớn lên các bộ, ngành để thực hiện cho được những nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra, đặc biệt vai trò của các địa phương đã được nhấn mạnh hơn, cụ thể hơn so với các Nghị quyết số 19 trước đây.
Tuy nhiên, ngoài việc tạo sức ép lớn lên các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụ của Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP đề ra, theo tôi cần có một sự đột phá mạnh mẽ hơn nữa đó là cần tăng trách nhiệm của người đứng đầu. Theo đó, nếu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương không hoàn thành nhiệm vụ thì không chỉ dừng ở việc kiểm điểm hay nhận trách nhiệm, mà cần mạnh dạn thay thế bằng người khác. Có như vậy mới tạo được những bước chuyển biến căn bản, những cải cách mạnh mẽ, đột phá trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh chung của quốc gia, hay nói cách khác là mới xóa bỏ được tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” mà dư luận phản ánh.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện
(责任编辑:La liga)
- Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- Tin vắn ngày 3
- Vietnam Airlines lên tiếng về chuyến bay đi Đức chậm vì chờ một khách
- Cà Mau đủ điều kiện thiết lập “vùng xanh”
- Vàng được khai thác như thế nào?
- Tự hào chiến thắng Bến Dựa
- Đức Hạnh: Hơn 250 lượt người được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
- 50 hộ chăn nuôi, chủ trang trại tập huấn phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- Tỉnh táo trước quảng cáo thuốc điều trị Covid
- Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao
- 1 cơ sở giết mổ gia súc vi phạm hành chính
- Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- Lộc Ninh khó kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi