【ngoại hạng nhất】Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có nhiều điểm mới
(CMO) Chiều ngày 9/3, bà Dương Thu Hiền, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chủ trì cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở có 7 chương, 59 điều với các nội dung cơ bản thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong cơ quan, doanh nghiệp; quy định trách nhiệm của thanh tra Nhân dân; trách nhiệm đảm bảo và quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đặc biệt, Dự thảo lần này có một số điểm mới, trong đó có quy định rõ quyền và nghĩa vụ công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quy chế dân chủ cơ sở; đa dạng hoá các hình thức công khai thông tin đến người dân. Một số nội dung mới tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, hội viên và Nhân dân phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng lực làm chủ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, phát biểu tại hội nghị. |
Hội nghị đã lấy ý kiến một số đại biểu tham dự và thông qua tổng hợp báo cáo của các đơn vị thuộc thành phần, đối tượng được tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật. Theo đó, đại đa số đều thống nhất cao với dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến lần này.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết, nhìn chung, việc tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật cơ bản thuận lợi. Văn bản được triển khai kịp thời, các đối tượng được lấy ý kiến tích cực nghiên cứu văn bản, báo cáo kịp thời cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn và huyện, thành phố để tổng hợp báo cáo Mặt trận cấp trên theo quy định.
Tuy nhiên, việc triển khai lấy ý kiến lần này vào thời điểm tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến khá phức tạp, số ca F0 trên nhiều địa bàn có chiều hướng tăng trở lại. Do đó, công tác triển khai lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật gặp không ít khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện, hình thức tổ chức góp ý cụ thể từng địa bàn.
Từ đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn chủ động hướng dẫn việc tổ chức phải linh hoạt, hình thức tổ chức góp ý theo cấp độ dịch để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, bằng hình thức hội nghị góp ý trực tiếp hoặc gửi văn bản đến đối tượng được lấy ý kiến, thu về báo cáo nội dung góp ý hoặc không góp ý, tổng hợp báo cáo Mặt trận cấp trên./.
Loan Phương
相关推荐
- 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Thủ tướng: Lòng tin của quốc tế, doanh nghiệp với Việt Nam ngày càng tăng
- Hà Nội bổ nhiệm Giám đốc CDC thay ông Nguyễn Nhật Cảm
- Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- Tiếp tục vun đắp và tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam
- Ông Võ Văn Thưởng: Viết về xây dựng Đảng là công việc khó nhưng đầy sức hấp dẫn
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Tọa đàm về Chiến lược phát triển Học viện Tài chính