Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm mang về gần 6 tỷ USD | |
Infographics: Ngành nông nghiệp xuất siêu 5,ệpthủysảnnêuvướngmắcápdụngquytắcxuấtxứhànghóti le keo bong da tv75 tỷ USD trong 6 tháng | |
Thêm nhà máy chế biến tôm xuất khẩu quy mô lớn |
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, góp ý nội dung xuất xứ hàng hóa nâng cấp các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs), các doanh nghiệp thủy sản các vướng mắc trong việc thực hiện các chứng nhận về xuất xứ hàng hóa theo quy định của các FTAs.
Theo ông Trương Đình Hòe, vướng mắc, khó khăn hiện nay trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đó là hiện nay quy tắt xuất xứ trong các FTAs hầu hết đều yêu cầu nguyên liệu sử dụng cho chế biến, XK phải có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước) hoặc có xuất xứ nội khối (nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA).
Trong khi đó, đối với thủy sản đánh bắt, đặc biệt như cá ngừ thì hơn 80% nguyên liệu phải NK từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các quốc gia XK khác.
Để giúp doanh nghiệp hải sản, đặc biệt là doanh nghiệp XK cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại, cần mở rộng thỏa thuận về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi mã số HS, trong đó cho phép các nước thành viên FTA được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu bên ngoài khối để sản xuất, XK vào các quốc gia trong các khối FTA theo thuế suất ưu đãi như những sản phẩm có xuất xứ thuần túy hoặc xuất xứ nội khối.
Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị đối với những nội dung về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, cơ chế chứng nhận xuất xứ, đề xuất cần tiến tới cơ chế cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để giảm bớt các thủ tục hành chính và đề cao tính trách nhiệm cho các doanh nghiệp.
Hình thức chứng nhận xuất xứ, đề xuất sớm triển khai các chứng nhận xuất xứ điện tử, kể cả chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tự chứng nhận trên hệ thống điện tử chung thông qua chữ ký số của doanh nghiệp.
Quy định về xuất xứ hàng hoá, doanh nghiệp đề xuất mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài khối FTAs để sản xuất và xuất khẩu vào các quốc gia trong khối FTA.