当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định bóng đá world cup】Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ chuyển đổi số

Báo Cà Mau(CMO) “Giải quyết ngay vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) để phục vụ chuyển đổi số (CĐS); rà soát lại trang thiết bị từ tỉnh đến cơ sở của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức để tháo gỡ, tham mưu chỉ đạo thời gian kết thúc thu thập dữ liệu dân cư. Về chuyển đổi công dân số, phải xây dựng lộ trình cụ thể, phải thực chất”, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo tại Phiên họp Thành viên UBND tỉnh mở rộng nhằm thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và chương trình công tác tháng 3, vào sáng ngày 7/3. Đồng chỉ trì phiên họp có ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi phat biểu chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng về giao thông, xã hội, chuyển đổi số.

Liên quan đến nhiệm vụ CĐS, tại phiên họp, đại diện lãnh đạo sở, ban ngành, địa phương phản ánh nhiều khó khăn trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến và giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng cho người dân, nhất là ở tuyến xã. Trong đó, chủ yếu hạ tầng CNTT còn hạn chế, đường truyền mạng còn quá chậm, thiết bị đã xuống cấp, mất nhiều thời gian thực hiện, đôi khi phải chuyển sang giải quyết bằng hồ sơ giấy; lực lượng hỗ trợ hướng dẫn người dân thực hiện hồ sơ trực tuyến còn hạn chế.

Qua đó, các đại biểu đề nghị nâng cấp hạ tầng CNTT và máy móc, thiết bị đi kèm để đảm bảo hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, cần đơn giản hoá các bước, thủ tục trong CĐS để người dân tham gia tích cực hơn.

Ông Huỳnh Minh Kiên, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, phản ánh nhiều vấn đề vướng mắc liên quan hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ chuyển đổi số.

Giải đáp những vấn đề liên quan ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, CĐS, ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, chia sẻ: “Qua kiểm tra các huyện nhận thấy, hầu hết các địa phương sai về thiết lập mạng và vấn đề kết nối đường truyền nên khiến cho mạng bị chậm,… Sở sẽ đề nghị các nhà mạng xuống địa phương kiểm tra, nâng cấp thêm. Riêng các máy móc, thiết bị CNTT, cần đề xuất mua sắm tài sản công để đảm bảo đồng bộ giải quyết thủ tục hành chính cũng như tiến trình CĐS của tỉnh”.

Đại biểu dự phiên họp.

Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tháng 2, ông Nguyễn Đức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Một số chỉ tiêu tăng trưởng so với cùng kỳ, như: tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12%; sản lượng khí thương phẩm tăng 42,1%; sản lượng điện sản xuất tăng 37,1%; sản lượng khí hoá lỏng tăng 53,7%; tổng sản lượng thuỷ sản tăng 3,1%, sản lượng tôm tăng 1,9%; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tăng… Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, 2 tháng đầu năm cũng ghi nhận nhiều khó khăn, hạn chế như: kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ; công tác quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng còn chậm, chưa chặt chẽ; tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chưa đảm bảo yêu cầu; tình hình tội phạm về trật tự xã hội và tội phạm về ma tuý tăng so với cùng kỳ…

Thảo luận về các mặt công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các đại biểu phản ánh vấn đề mời gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn do vướng về giải phóng mặt, thủ tục,…; thời tiết bất lợi, triều cường ảnh hưởng sản xuất của bà con nông dân; bất cập trong uỷ nhiệm thu ngân sách,…

Trong tháng 2, tổng sản lượng thuỷ sản nói chung, sản lượng tôm nói riêng đều tăng so với cùng kỳ.

Phát biểu chỉ đạo, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị: “Mỗi sở, ngành, địa phương phải rà soát nhiệm vụ triển khai thật nghiêm túc. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng, cấp thiết, có tác động lan toả lớn, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh. Tăng cường theo dõi, quản lý, bám sát vùng nuôi; triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất. Theo dõi sát tình hình thời tiết, khí tượng thuỷ văn; có giải pháp chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, nhất là sạt lở đất, dông lốc, triều cường, nước biển dâng...”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh đồng thời chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng về giao thông, xã hội, CĐS; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Tại phiên họp, lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo sở, ngành liên quan đã nhấn nút chính thức phát động “Chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Lãnh đạo HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh bấm nút phát động Chiến dịch.

Đây là chiến dịch nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tăng tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động quản lý của tỉnh./.

 

Phi Long

 

分享到: