【bóng đá tỷ lệ anh】Sẽ quản lý bao quát, thống nhất toàn bộ tài sản quốc gia
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:04:34 评论数:
Đây là Luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội khi quản lý khối tài sản lớn của quốc gia, với mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát, lãng phí.
Luật được mở rộng với nhiều nội dung mới
Đánh giá chung về Dự án Luật, ý kiến của cơ quan thẩm tra cũng như các thành viên UBTVQH cho rằng, đây là Luật rất khó, bao quát vô cùng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Khi xây dựng Luật này, cơ quan soạn thảo đã rà soát tới 49 luật và rất nhiều văn bản liên quan.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Dự án Luật đã mở rộng hơn rất nhiều so với luật cũ, với 10 chương, 137 điều. Luật có nhiều quan điểm mới như đưa ra được nguyên tắc quản lý sử dụng, khai thác quản lý nguồn lực từ tài sản công (TSC); đưa ra các căn cứ, tiêu chuẩn, định mức rất cần thiết; chế định về kiểm tra, thanh tra, giám sát, kể cả giám sát cộng đồng; chế định xử lý vi phạm, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước…
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Võ Trọng Việt, đây là luật rất cần thiết. 10 năm qua, với Luật QLSDTSNN hiện hành đã có rất nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý TSNN, đặc biệt là với các vấn đề nhà công vụ, xe công, trụ sở, định mức xây dựng… đó là những nền tảng cơ bản rất tốt. Tuy nhiên, điều chưa tốt là còn tình trạng thất thoát, lãng phí trên nhiều phương diện…
Để triển khai hiệu quả, ông Võ Trọng Việt đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa luật này với các luật chuyên ngành. Theo đó, phải lấy Luật QLSDTSNN làm gốc, các luật chuyên ngành phải tuân thủ luật này, tránh tình trạng vướng mắc, dẫn đến thất thoát TSNN. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận muốn luật này bao quát hết cũng rất khó. Vì vậy, có thể quy định về nguyên tắc, còn lại để Chính phủ quy định rõ từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc vào từng chuyên ngành khác nhau bởi danh mục TSNN là rất lớn. “Làm luật thì muốn chặt chẽ, không giao phân cấp, nhưng xuống thực tế thì lại vướng không thực thi được. Do đó, không phải luật khung, nhưng cũng đừng để luật cứng quá”, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng an ninh đề nghị.
Khuyến khích hình thức khoán sử dụng tài sản công
Đánh giá cao sự soạn thảo công phu, thẩm tra kỹ lưỡng của Bộ Tài chính và Ủy ban Tài chính ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho biết, hai vấn đề được dư luận quan tâm nhiều thời gian qua là xe công và nhà công vụ. Việc sử dụng xe công sai mục đích thời gian qua giảm nhiều, nhưng số xe sử dụng sai mục đích vẫn còn lớn. Điều 33 của Dự thảo đã nói đến khoán kinh phí TSC tại cơ quan nhà nước, đây là xu hướng đã được các nước sử dụng lâu nay. Do đó, bà Lê Thị Nga đề nghị làm rõ hơn về quy định này, có thực hiện được hay không và có vướng mắc gì trong triển khai.
Ủng hộ hình thức khoán sử dụng, cụ thể là xe công, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, đây là cách làm rất hiệu quả, nên có hình thức khuyến khích. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho rằng cần có quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng, tránh việc “đang có trụ sở tốt, lại muốn mô hình trung tâm hành chính, dồn một chỗ, một thời gian chán, lại muốn chuyển đi, như Đà Nẵng, rất tốn kém. Cần phải có quy định cụ thể, không thể có việc hôm nay dàn trải, ngày mai co vào, hôm sau nữa lại dàn trải”, Tổng Thư ký Quốc hội nói.
Đối với cơ chế giám sát sử dụng TSNN, ông Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị giao cụ thể cho thủ trưởng cơ quan, tiếp đó là Bộ Tài chính là cơ quan chuyên môn, có chế tài chặt chẽ để tránh thất thoát. Hàng năm tiến hành kiểm kê, có thẻ quản lý tài sản để đối chiếu mỗi năm, thay vì mấy năm mới tổng kiểm tra một lần.
Cần một bộ luật lớn,bao quát các tài sản công
Phát biểu tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết về lâu dài, để có thể quản lý hiệu quả tất cả các TSC thì Luật này cần xây dựng theo hướng trở thành Bộ luật lớn, bao gồm tất cả các tài sản, các luật chuyên ngành sẽ đi theo. Đây sẽ là hành lang pháp lý, mang tính tập trung, đồng bộ cao hơn, tránh xung đột, vướng mắc giữa các luật. Tuy nhiên, với phạm vi, đối tượng như hiện nay, với yêu cầu trước mắt là có sớm một luật quản lý tài sản hiện có, đang có nguy cơ thất thoát, cần được sử dụng hiệu quả hơn, thì cơ bản dự thảo Luật sau khi tiếp thu các ý kiến, hoàn chỉnh là đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
“Như cơ sở dữ liệu tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp thì Cục Quản lý công sản có đầy đủ. Nhưng tài sản ở các đơn vị sự nghiệp chưa phải là lớn, mà nếu đúng theo khái niệm TSC đã quy định trong luật thì còn nhiều tài sản lớn khác trong các luật chuyên ngành. Do đó, về lâu dài phải tính toán lại để tạo sự thống nhất, bao quát”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết. Chẳng hạn như đối với những tài sản trí tuệ, quyền sử dụng tài sản, hay kho số, biển số xe, nếu biết khai thác thì là thu khoản lớn cho ngân sách, tuy nhiên cần thời gian đề nghiên cứu bổ sung thêm.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, nếu luật đáp ứng được yêu cầu quản lý lớn đó thì Quốc hội, cử tri rất yên tâm. Tuy nhiên, nếu đưa hết khái niệm TSC lớn như đất đai, hạ tầng, tài sản vô hình… thì sẽ rất công phu, cần nhiều thời gian. Hơn nữa, đây là luật trình ra Quốc hội lần đầu, do đó sẽ để Chính phủ tiếp thu, trình ra Quốc hội, rồi sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện tiếp.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế, thông thường ở các quốc gia, giá trị TSC bằng 4 lần GDP. Ở Việt Nam, tổng giá trị TSC còn có thể lớn hơn. Tuy nhiên, hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN mới cập nhật được giá trị TSC khu vực hành chính sự nghiệp (4 loại) là 1.040.452 tỷ đồng, tài sản là công trình nước sạch nông thôn tập trung: 19.654 tỷ đồng, tài sản hạ tầng giao thông đường bộ: 1.831.000 tỷ đồng. |
Hoàng Yến