【xem truc tiep bd】Trên vùng đất miền núi anh hùng Vĩnh Thạnh

VHO - Xưa kia,ênvùngđấtmiềnnúianhhùngVĩnhThạxem truc tiep bd vùng đất Vĩnh Thạnh (Bình Định). Với một lòng kiên trung với Đảng, với Bác Hồ, đồng bào các dân tộc Vĩnh Thạnh đoàn kết, bám đất giữ làng làm nên cuộc Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh hào hùng và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc miền núi Khu 5 nổ ra sau đó.

Hào hùng cuộc khởi nghĩa miền núi Khu 5

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, vừa là căn cứ địa cách mạng của Khu 5 và tỉnh Bình Định, vừa là vùng giáp ranh “cài răng lược” giữa ta và địch, với dân số phần đông là đồng bào Ba Na vốn có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Trên vùng đất miền núi anh hùng Vĩnh Thạnh - ảnh 1
Già làng Đinh Biên kể về cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh hào hung

Ngày 6.2.1959, Tỉnh ủy Bình Định đã lãnh đạo nhân dân 12 làng thuộc 2 xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Hảo (Vĩnh Thạnh) đứng lên đấu tranh chống lại âm mưu dồn dân, lập ấp của địch. Tiêu biểu là hoạt động nổi dậy kết hợp với vũ trang của du kích và nhân dân hai làng Tờ Lok, Tờ Lek.

Trong những ngày toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thiết thực lập thành tích chòa mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2024), để nghe kể lại câu chuyện hào hùng cuộc khởi nghĩa ở làng Tờ Lok, Tờ Lek của người Ba Na, chúng tôi đã tìm về vùng đất Vĩnh Thạnh và gặp lại những người già cội của cuộc khởi nghĩa này.

Ngồi trong căn nhà sàn đơn sơ, già làng Đinh Biên ở thôn M1 (làng Tờ Lek), xã Vĩnh Hiệp, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Vĩnh Thạnh nhớ lại: Hưởng ứng lời kêu gọi của cách mạng, nhân dân rời làng cũ vào rừng sâu lập làng mới, sống bất hợp tác với địch, chủ động cắm chông, gài bẫy ở tất cả các con đường vào làng, tổ chức lực lượng tự vệ tuần tra canh gác ngày đêm sẵn sàng chiến đấu.

Theo già Đinh Biên, quân địch tổ chức nhiều đợt càn quét, khủng bố nhưng đã bị du kích đánh bại, gây ra nhiều tổn thất, làm cho chúng hoang mang, khiếp sợ. Cuộc nổi dậy lan rộng dần ra nhiều làng, nhiều xã trên địa bàn huyện. Đến tháng 6.1959, đồng loạt hơn 50 làng của huyện Vĩnh Thạnh đã nhất tề đứng lên bẻ gãy các cuộc càn quét, đập tan âm mưu dồn dân của địch, giành quyền làm chủ trên địa bàn toàn huyện.

Trên vùng đất miền núi anh hùng Vĩnh Thạnh - ảnh 2
Đường vào làng cách mạng Tờ Lek được đầu tư xây dựng bài bản

“Ngày ấy, nhân dân rất tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ nên khi có lệnh chiến đấu, ai cũng làm theo và luôn trong tư thế sẵn sang chiến đấu để bảo vệ từng tất đất, từng nhành cây, ngọn cỏ của quê hương. Bao nhiêu lần địch càn quét nhưng đồng bào vẫn không sợ, ban ngày thì làm nương, làm rẫy để có lương thực, ban đêm chia nhau canh gác chống lại địch”, ngước nhìn chúng tôi, già làng Đinh Biên bộc bạch.

Có thể nói, Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh là một quá trình đấu tranh kiên trì. Nhân dân đã không đấu tranh chính trị đơn thuần mà dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng để tự giải phóng mình khỏi xiềng xích nô lệ. Cuộc khởi nghĩa đã kết hợp cuộc nổi dậy của quần chúng với việc chống càn, chống địch tái chiếm, phát huy được các hình thức tác chiến tại chỗ của du kích địa phương, có kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ để bảo vệ an toàn lực lượng và đi đến thắng lợi.

Đồng lòng xây dựng quê hương

Sau khi khởi nghĩa thành công cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng và những năm tháng hoà bình, đồng bào các dân tộc ở huyện Vĩnh Thạnh đoàn kết, đùm bọc, chung sống yên vui cùng nhau phấn đấu phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp.

Trên vùng đất miền núi anh hùng Vĩnh Thạnh - ảnh 3
Nhiều khu dân cư vùng đồng bào DTTS huyện Vĩnh Thạnh rất khang trang

Hiện nay, đời sống của người dân huyện Vĩnh Thạnh đã có sự đổi thay đáng kể. Những ngôi nhà tranh, vách nứa hầu như không còn mà thay vào đó là những ngôi nhà mái ngói bê tông hiện đại. Những con đường nắng bụi, mưa bùn đã thay bằng đường nhựa, đường bê tông phẳng phiu chạy khắp các thôn làng.

Có được điều này, ngoài sự chịu thương, chịu khó, cần cù lao động sản xuất của người dân thì Đảng, Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) và hỗ trợ sản xuất cho bà con, thông qua các chương trình, chính sách dân tộc. Đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, bộ mặt của các thôn làng đã có sự thay đổi đáng kể.

Ông Đinh Hương, Trưởng thôn M2 (làng Tờ Lok,) xã Vĩnh Thịnh tâm sự: Những công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư, mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con khu vực miền núi, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Chương trình đã mang lại sức sống và bộ mặt mới cho bà con ở miền núi, vùng sâu vùng xa, bà con rất phấn khởi.

Trên vùng đất miền núi anh hùng Vĩnh Thạnh - ảnh 4
Đời sống văn hóa của người Ba Na Vĩnh Thạnh đã thay đổi tích cực, nhiều tập tục lạc hậu được bãi bỏ

Còn già làng Đinh Biên phấn khởi: Tại thôn M1 (làng Tờ Lek), cuộc sống mới đang chuyển biến từng ngày, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Những ngôi nhà xây kiên cố trị giá vài trăm triệu đồng ở đây không hiếm. Đây là minh chứng cho những đổi thay tích cực trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Đức Bảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Từ năm 2019 đến nay, huyện Vĩnh Thạnh đã triển khai đầu tư xây dựng 122 công trình, với tổng nguồn vốn từ các chương trình dự án 155,9 tỉ đồng. Đặc biệt hệ thống giao thông được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương.

Đó là chưa kể, hiện toàn huyện Vĩnh Thạnh có hệ thống thủy lợi phục vụ tưới trên 95% diện tích sản xuất lúa nước, trong đó diện tích lúa nước tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố hóa đạt 63%; năng suất các loại cây trồng được tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 6,95%/năm, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt gần 22,3 triệu đồng; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương…

 Ông Huỳnh Đức Bảo cũng nhấn mạnh, là huyện miền núi, xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, bởi vậy mỗi cách làm lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh luôn nghĩ đến, quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống đồng bào thiểu số. Hạ tầng hoàn thiện, đời sống nhân dân nâng cao, tư duy sản xuất đổi mới là những nét nổi bật trong vùng dân tộc miền núi ở huyện Vĩnh Thạnh trong mấy năm gần đây.

World Cup
上一篇:Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
下一篇:Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội