Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm
- Vướng mắc trong quản lý an toàn thực phẩm
- Tăng cường kiểm tra - Ðảm bảo an toàn thực phẩm
- Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản
Chiều nay (4/9), Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩmdịp Tết trung thu thu 2024 đã có buổi họp để triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm đảm bảo sức khoẻ người dân trong tết đoàn viên này.
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu thu 2024 gồm nhiều ban, ngành, đoàn thể có liên quan tham gia.
Về công tác tuyên truyền, đoàn phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông cho các đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Các hoạt động được đề ra bao gồm: treo băng rôn, đăng khuyến cáo trên các trang thông tin truyền thông, thực hiện các bảng tin trên báo, đài... Thông tin được tuyên truyền nhằm giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, sử dụng phẩm màu, phụ gia... Và giúp người tiêu dùng cẩn trọng khi mua sản phẩm phải rõ nguồn gốc, hạn sử dụng... Tuyệt đối không mua sản phẩm thực phẩm (nhất là các loại bánh) trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng.
Ông Hoàng Lý Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, chủ trì cuộc họp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024.
Về công tác kiểm tra, ban chỉ đạo liên ngành đã thành lập đoàn với các cơ quan đoàn thể như: Sở y tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục quản lí thị trưởng, các cấp quản lý tại địa phương... Đoàn sẽ tiến kiểm tra từ ngày 5-21/9.
Cục quản lý thị trường phối hợp với đoàn chỉ đạo liên ngành kiểm tra ở từng địa phương, khu vực được khoanh vùng.
Đối tượng kiểm tra gồm: các cở sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ản uống; những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn như: chợ đầu mối, siêu thị, cơ sở thương mại tập trung, cơ sở nhập khẩu thực phẩm... Hoạt động này nhằm ngăn chặn, phòng ngừa cơ sở sản xuất kinh doanhthực phẩm giả, hàng nhái, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và sử dụng nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo an toàn. Song song đó, cũng kịp thời thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở địa chỉ loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.
Lam Khánh