VAMA thông tin,ốbánôtôtoànthịtrườngthángtiếptụctăngtrưởtrưc tiep bong đa doanh số bán hàng của toàn thị trường bao gồm xe 19.221 du lịch; 5.318 xe thương mại và 148 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch tăng 11%; xe thương mại giảm 16% và xe chuyên dụng tăng 21% so với tháng trước.
Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 13.575 xe, giảm 12% so với tháng trước. Bởi từ 1/7/2023, Việt Nam giảm phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước 50%. Trong khi đó, doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 11.112 xe, tăng 34% so với tháng trước.
Ford Ranger - dòng xe được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Minh Châu |
Trước đó, VAMA công bố doanh số của toàn thị trường trong tháng 6/2023 đạt 23.800 xe. Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt 15.488 xe, tăng 28% so với tháng 5 và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.312 xe, giảm 4% so với tháng 5/2023.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhẹ trong tháng 7 vừa qua không bằng tháng 6 do nhiều khách hàng đã tranh thủ hưởng “lợi kép” từ chương trình khuyến mãi của các hãng xe trong tháng 6 và chờ đến tháng 7 khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước của Chính phủ (tương ứng với mức giảm từ 5% đến 6% giá xe lăn bánh) được áp dụng mới đăng ký xe để giảm bớt chi phí.
Cũng theo VAMA, tính chung 7 tháng năm 2023, tổng doanh số bán hàng toàn thị trường của các đơn vị thành viên VAMA đạt 162.014 xe các loại, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xe du lịch giảm 34%, xe thương mại giảm 13% và xe chuyên dụng giảm 63%.
Theo các chuyên gia trong ngành, dự báo, thị trường ô tô Việt Nam từ tháng 8 cho đến hết năm 2023 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, nhưng sức mua sẽ khó có thể tăng đột biến như năm trước bởi tác động từ thị trường chứng khoán, bất động sản cũng như cho vay tiêu dùng chưa thể phục hồi như năm ngoái. |