当前位置:首页 > Thể thao

【lich bong da .com】Phát huy hiệu quả của Ngày Pháp luật

Sau 9 năm thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam (2013-2022),ệuquảcủaNgyPhpluậlich bong da .com Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức người dân trong việc sống và làm việc theo pháp luật.

Thành viên Tổ hòa giải cho đồng bào Khmer xã Hỏa Lựu tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Tại huyện Châu Thành A, trong những năm qua, đổi mới hình thức tuyên truyền, huyện đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL. Đến nay, huyện Châu Thành A đã xây dựng mô hình trang cấp điện thoại thông minh phục vụ cho tổ hòa giải ấp, đồng thời kết nối wifi tại nhà văn hóa 79/79 ấp để người dân có điều kiện truy cập, tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa và nhận được phản hồi tốt trong dân. Theo đó, hàng quý, một số xã, thị trấn sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt thông qua những cuộc thi, tình huống pháp luật, diễn văn nghệ với nhiều chủ đề nổi bật, thiết thực và gần gũi với đời sống, bám sát nội dung cơ bản của Hiến pháp và các luật như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Giao thông đường bộ…

Bà Nguyễn Thị Hồng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, cho biết, qua từng năm, lượng người dân đến xem, tham gia các buổi sinh hoạt, tìm hiểu về pháp luật ngày càng tăng. Đó là động lực để huyện Châu Thành A duy trì và phát huy những mô hình tuyên truyền pháp luật phù hợp thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn”.

Còn tại thành phố Vị Thanh, nhiều mô hình PBGDPL được xây dựng cũng mang lại hiệu quả tích cực. Tiêu biểu như mô hình “Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer” ở ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu.

Từ năm 2016, mô hình được ra mắt tại ấp Thạnh Trung, ban đầu có 6 thành viên, qua 6 năm hoạt động, đến nay có đến 43 thành viên, tham gia hòa giải trên 30 vụ việc tại địa phương.

Ông Danh Sol, Tổ trưởng Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer, xã Hỏa Lựu, cho biết: Ấp Thạnh Trung có đông hộ Khmer nhất trên địa bàn xã Hỏa Lựu. Bà con Khmer quen với tiếng mẹ đẻ nên còn hạn chế trong việc tiếp nhận các thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, xã đã chủ trương thành lập mô hình và qua sau hơn 5 năm triển khai, mô hình này nhận được sự đồng thuận cao từ người dân.

Bên cạnh hoạt động phổ biến pháp luật truyền thống, thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, các hòa giải viên cũng đã linh hoạt vận dụng để tuyên truyền, phổ biến, đưa pháp luật ngày càng gắn với đời sống sinh hoạt của người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được mạng lưới hòa giải viên tại địa bàn 8 huyện, thị, thành phố với hơn 2.678 người có tâm huyết, uy tín ở khắp cộng đồng dân cư. Mỗi năm, các tổ tiếp nhận và đưa ra hòa giải gần 1.500 vụ. Tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 90,3%, đây là nhân tố quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân.

Bên cạnh đó, mô hình “Ngày pháp luật” cũng được nhiều địa phương, đơn vị lồng ghép vào các đợt sinh hoạt, học tập nhằm triển khai một số điểm quan trọng trong các văn bản pháp luật. Đây là hình thức tuyên truyền phát huy tinh thần tự giác tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân theo phương châm “Cán bộ biết pháp luật để thực thi pháp luật, Nhân dân hiểu pháp luật để chấp hành pháp luật”.

Ngoài ra, nhiều sở, ban, ngành, địa phương còn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền với phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật. Có nơi tổ chức cho Nhân dân ký cam kết gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật, tham gia giao thông an toàn (huyện Châu Thành, thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp); xây dựng các điểm sáng về chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư (thị xã Long Mỹ, thành phố Ngã Bảy).

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Trong đó, vấn đề mà các đơn vị thường gặp phải là cơ sở vật chất phục vụ công tác này còn thiếu; chế độ bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền. Ngoài ra, một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật…

Trước thực tế đó, ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho rằng, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục củng cố và tập trung xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng. Theo đó, tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên truyền, giáo dục hoặc hòa giải tốt, nhiệt tình say mê với công tác tuyên truyền pháp luật.

Mặt khác, đặc biệt chú trọng việc rà soát, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và định hướng nội dung giáo dục pháp luật cho đội ngũ này. Tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật mà còn phải gắn với thực tiễn. Đồng thời, nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở vì đây là hình thức vừa có tác dụng giáo dục cao vừa phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài, ảnh: B.B

分享到: