【bongdasp】Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế
Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế. |
Báo cáo Tự do kinh tế thế giới đo lường quyền tự do kinh tế của các cá nhân - khả năng tự đưa ra các quyết định kinh tế của mình - bằng cách phân tích các chính sách và thể chế của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các thể chế và chính sách được xem xét bao gồm: Các quy định quản lý của nhà nước,ệtNamtăngbậcvềtựdokinhtếbongdasp quyền tự do thương mại quốc tế, quy mô của chính phủ, hệ thống pháp luật và quyền sở hữu, chính sách tiền tệ tốt.
Báo cáo này được Viện Fraser công bố hàng năm với sự hợp tác của Mạng lưới Tự do kinh tế - một nhóm các viện nghiên cứu, giáo dục độc lập ở gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là thước đo hàng đầu thế giới về tự do kinh tế.
Trong báo cáo năm nay, Việt Nam xếp thứ 106, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Theo Viện Fraser, đây là mức tăng tương đối cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam ghi nhận tăng điểm ở 4 trong 5 chỉ số thành phần chính (thang điểm từ 1 đến 10, trong đó giá trị cao hơn cho thấy mức độ tự do kinh tế cao hơn). Trong đó, hệ thống pháp luật và quyền tài sản (xếp thứ 77), tăng từ 4,96 lên 5,15 điểm ; đồng tiền tốt (xếp thứ 128), tăng từ 6,96 lên 7,02 điểm; tự do thương mại quốc tế (xếp thứ 98), tăng từ 6,4 lên 6,52 điểm; quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh (xếp thứ 103), tăng từ 6,08 lên 6,10 điểm.
Theo ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế xã hội (MASSEI - thuộc mạng lưới của Fraser), việc Việt Nam có xu hướng tăng hạng vững chắc từ năm 2015 đến nay phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập quốc tế.
"Đây có thể là bằng chứng tốt để khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vận hành về cơ bản theo cơ chế thị trường" - ông nhìn nhận. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn cần nỗ lực để tiếp tục đạt được thứ hạng cao hơn.
Trong báo cáo năm nay, vị trí số 1 về tự do kinh tế thuộc về Singapore, tiếp đến là Hong Kong (Trung Quốc), Thụy Sĩ, New Zealand, Mỹ, Ireland. Các quốc gia và nền kinh tế đáng chú ý khác bao gồm Nhật Bản (xếp thứ 20), Đức (thứ 23), Pháp (thứ 47), Nga (104) và Trung Quốc (111).
Viện Fraser đã 2 lần phối hợp với Trường Đại học kinh tế quốc dân và Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI) thực hiện đánh giá toàn diện sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam vào năm 2020 và đầu năm 2023 dựa trên bộ chỉ số này.
Từ đó, nhiều khuyến nghị chính sách đã được các chuyên gia đưa ra để giúp Việt Nam cải thiện chỉ số cũng như vượt qua bẫy thu nhập trung bình trong những năm tới thông qua việc thúc đẩy tự do kinh tế.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- Rực rỡ hoa đào giữa mùa xuân nước Úc
- Cách làm ốc nhồi thịt hấp lá gừng cho bữa tiệc kỷ niệm ngày 20/10
- Vì sao về tay Alibaba, Lazada lại thua Shopee trong cuộc chiến ở Đông Nam Á?
- Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- Lão nông xin rút khỏi hộ nghèo vì không muốn Nhà nước bảo trợ mãi
- Cuộc sống xa hoa của cô gái Việt lấy tỷ phú Thái Lan
- Chuyện chưa kể về thương gia giàu nức tiếng ở làng cổ hơn 800 tuổi
- Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- Cách nấu mì ramen đơn giản nhưng ngon tại nhà
- Tục “không tái giá” ở làng Trinh Tiết giờ ra sao?
- Lời nguyền trúng số, người đàn ông khánh kiệt, tìm về với đời
- Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- Người chết bày trò chơi khăm khiến quan khách cười sặc sụa
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Xuất siêu ấn tượng ngay đầu năm
- Bà Tân Vlog sẽ giảm sản xuất món ‘siêu to khổng lồ’
- Chùm ảnh hài hước miêu tả công việc hằng ngày của mẹ bỉm sữa
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- Cách chăm sóc, giúp con lớn nhanh, khỏe mạnh